Ca sỹ Minh Diệu

Nói đến Mạnh Phát, chúng ta không thể nào không nhắc đến người bạn đời của ông: ca sỹ Minh Diệu. Tuy nhiên thông tin chúng tôi có được về người nữ ca sỹ có chất giọng trong trẻ này rất ít. Qua bài viết này Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cô Minh Diệu và rất mong bạn đọc xa gần bổ sung thêm tư liệu để thế hệ sau có cái nhìn rõ hơn về những giọng ca tiền bối.

Theo Hồ Trường An, tác giả của “Theo chân những tiếng hát” (nguồn):
Minh Diệu hơi thấp người, mặt dịu hiền nhưng không đẹp lắm. Chị là vợ của Mạnh Phát, dáng dấp hơi cục mịch, ăn mặc nhã đạm, không ra dáng dấp nghệ sĩ chút nào. Giọng chị êm dịu trong trẻo, nói theo Thế Lữ là “Tiếng hát trong như nước Ngọc Tuyền / Êm như hơi gió thoảng cung tiên”. Đã vậy, giọng lại còn non mướt và nói theo Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy / Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang”. Đó là tiếng hát tài tử hơn là tiếng hát chuyên nghiệp gợi nên cái vẻ non mềm của búp lá nụ hoa. Tuy nhiên gần cuối thập niên 40 và bước qua ba năm đầu của thập niên 50, đây là tiếng hát ăn khách nhất. Giới học sinh say mê tiếng hát của chị. Các cô nữ sinh tập hát theo chị, nhái giọng chị, cố ém tiếng mình vào trong sâu cuống họng để được trong trẻo và ngời sáng như tiếng chị. Nhưng than ôi, một trăm cô ém như vậy thì tiếng chỉ có chát chát chua chua đi thèm theo cái âm sắc trong trẻo kia, chứ đâu được vừa trong trẻo, vừa ngọt ngào như giọng của Minh Diệu. Nhạc sĩ Dương Minh Ninh sở dĩ nổi tiếng ở bản “Gấm Vàng” cũng nhờ giọng Minh Diệu. Hoàng Giác nổi tiếng ở bản “Ngày Về” cũng nhờ chị. Bản “Hoa Thủy Tiên” mà phổ biến sâu rộng trong các trường học nếu không nhờ chị thì nhờ ai? Cho nên Minh Diệu là người đã gây một hiện tượng sôi nổi trong ca trường nhạc giới nước nhà đang độ vươn cao. Tiếng hát của chị thật chân phương, biểu dương một tình tình giản dị, một tâm hồn chất phác.

Những giọng ca vàng: Paolo Thanh Tuấn

Sinh năm 1946, ca sỹ Paolo (nghệ danh khác là Paolo Thanh Tuấn, Paolo Đào hay Paolo Tuấn) bước lên sân khấu từ khi tuổi đời còn khác trẻ (năm 16 tuổi) và lập tức gây tiếng vang với dòng nhạc ngoại, đặc biệt là thể loại rock. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài phỏng vấn của anh với Thanh Niên để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những rocker đầu tiên của nhạc Việt.

Gặp lại ca sĩ Việt hát rock đầu tiên tại Sài Gòn

(Nguồn: bài viết của tác giả Dạ Ly đăng trên ThanhNien.vn ngày 2018-05-25)

Dù bước qua tuổi 70 nhưng ca sĩ Paolo (tên thật Đào Thiệu Doãn, một trong 2 ca sĩ nhạc rock đầu tiên tại Sài Gòn) vẫn phong độ, hóm hỉnh. Đây là lần thứ hai anh trở về hát trên quê hương sau hơn 10 năm xa quê.

Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

* Một người được xem là ca sĩ tiên phong hát rock tại Sài Gòn, ngày đó khi mới bắt đầu sự nghiệp chắc anh gặp nhiều cặp mắt “dò xét, tò mò” và cả lạ lẫm ?

– Ca sĩ Paolo: Nói tôi là ca sĩ đầu tiên hát nhạc rock tại Việt Nam cũng không hẳn thế bởi vì trước tôi vài tháng có một ca sĩ người Anh tên Jimmy Zavier cũng bắt đầu bằng nhạc rock cùng ban nhạc The Blue Jean Boys. Nhóm thường xuất hiện tại sân khấu của Rạp hát Thanh Bình. Thời điểm đó anh Elvis Phương cũng bắt đầu hát

những bài hát rock cùng lúc với tôi. Lúc đầu tôi lấy nghệ danh là Thanh Tuấn (sau này đổi thành Paolo – NV) cùng với ban nhạc The Black Caps. Khi tôi xuất hiện tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện thì thành công ngay. Tôi còn nhớ đêm đầu tiên xuất hiện là ngày 30.6.1962 khi tôi vừa tròn 16 tuổi. Ngày ấy trên toàn thế giới phong trào nhạc rock đã bắt đầu lan rộng. Đầu tiên tại Mỹ, sau đó là Pháp với hàng loạt tên tuổi như mọi người đã biết. Tại Việt Nam, khán giả đang ao ước đón chờ dòng nhạc rock. Vậy nên sự xuất hiện của tôi đã đáp ứng được mong đợi từ khán giả, đó cũng là một điều tự nhiên. Nhạc rock còn là một bước tiến mới trên lĩnh vực ca nhạc và sự đáp ứng đòi hỏi của khán thính giả cũng hợp lý. Còn về ý kiến “dò xét” theo tôi chắc trong giới ca nhạc sĩ sân khấu không thiếu những ý nghĩ và phê bình nhiều về tôi cũng như về phong trào nhạc rock này. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình đang làm được một cái gì đó để đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam cũng như trào lưu âm nhạc thế giới, vậy thôi.

Hoa Biển (Anh Thy)

Trong một bài viết trước, chúng tôi đã nói về sự nhầm lẫn tác giả của ca khúc “Đừng gọi anh bằng chú” mà vốn của Anh Thy nhưng lại được gán cho nhạc sỹ Diên An (tức Nguyễn Văn Để của “Vết thương cuối cùng”). Hôm nay Dòng Nhạc Xưa cũng xin vay mượn nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy để góp phần làm sáng tỏ tác giả thật sự của bản “Hoa Biển” là Anh Thy chứ không phải nhạc sỹ Trần Thiện Thanh mà người yêu nhạc vẫn lầm tưởng bấy lâu nay.

Đôi nét về nhạc sỹ Anh Thy

(Nguồn: wikipedia.com)

Nhạc sỹ Anh Thy. Ảnh: wikipedia.

Anh Thy (1944 – 1973) là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Hai ca khúc phổ biến trước năm 1975 của anh là Hoa biển & Lính mà em.

Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1944 tại Thái Bình. Từ nhỏ, anh đã theo gia đình di cư vào Nam.

Năm 1964, anh nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,… Từ đó, anh bắt đầu sáng tác nhạc về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa với bút danh Anh Thy và được thăng đến hàm Trung sĩ.

Vùng lá me bay (Anh Việt Thanh)

Vài năm gần đây, cùng với sự trở lại của dòng nhạc boleo, “Duyên phận” của Thái Thịnh và “Vùng lá me bay” của Anh Việt Thanh có lẽ là hai bản được đại đa số người yêu nhạc hát nhiều nhất. Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị tìm hiểu đôi nét về cố nhạc sỹ Anh Việt Thanh (1936 – 2015).

Nguồn: CoThomMagazine.com

Đôi nét về nhạc sỹ Anh Việt Thanh

(Nguồn: wikipedia.org ngày 2017-10-18)

Anh Việt Thanh là một nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông có một số tác phẩm phổ biến được thu trong băng nhạc Kim Đằng do hãng Dư Âm ở Sài Gòn phát hành như Vùng lá me bay, Lính thích 33… Ngoài ra, ông còn đồng tác giả một số ca khúc của các nhạc sĩ khác như Mưa đêm tỉnh nhỏ, Chuyện mưa mây, Về Tiền Giang quê em.

Thân thế và sự nghiệp

Nhạc sĩ Anh Việt Thanh tên thật là Đặng Văn Quang sinh năm 1936 tại làng An Hữu, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường. Bút danh của ông là do đặt theo thần tượng là nhạc sĩ nổi tiếng Anh Việt Thu, bà con bên ngoại ông. Ngoài ra ông còn có một người bạn cũng có bút danh gần giống là Anh Việt Phương (Dạ Vũ Nhân).

Ban nhạc Phượng Hoàng & phong trào nhạc trẻ thuần Việt

Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-23)

Ban nhạc Phượng Hoàng. ẢNH: TƯ LIỆU

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Đại hội nhạc trẻ Sài Gòn xưa

Trong bài trước chúng ta đã nói đến phong trào ca nhạc học đường đã làm một bệ phóng quan trọng cho phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa. Tuy nhiên dòng nhạc còn non trẻ này sẽ khó có điều kiện cất cánh và trở thành một hiện tượng trong sinh hoạt văn nghệ của giới trẻ ngày đó nếu thiếu vắng các kỳ đại nhạc hội. Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép giới thiệu tiếp bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về hoạt động đại nhạc hội giới trẻ này.

Ban nhạc The Strawberry Four thập niên 70: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-21)

Bệ phóng học đường và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Có thể nói không ngoa rằng dòng nhạc trẻ Việt Nam được hình thành từ các ban nhạc học đường trước năm 1975, mà ngày đó gọi là các ban “kích động nhạc”. Để thế hệ trẻ sau này có thêm tư liệu về các ban nhạc học trò, Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề nhạc trẻ Sài Gòn qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Elvis Phuong và ban Rockin’ Stars. Ảnh: tapchinghesi.com

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-20)

Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy. ẢNH: TƯ LIỆU

Vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là… kích động nhạc. Nói đến các ban kích động nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, giậm giựt, kích động của nhạc rock & roll.

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam (1): Sự hình thành tân nhạc Việt Nam

Dòng Nhạc Xưa xin bắt đầu giới thiệu loạt bài viết với nhiều tư liệu quý giá về sự thành và phát triển của nền tân nhạc Việt Nam của nhà báo – nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha. Trước ông, đã có nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đề cập đến chủ đề này. Trong cương vị một trang web mang tính tổng hợp và lưu trữ thông tin, chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng tất cả những gì các tác giả viết. Tuy nhiên, trong sự hiểu biết có giới hạn, Dòng Nhạc Xưa sẽ chắt lọc và thẩm định để cố gắng cung cấp cho thế hệ trẻ dữ liệu hữu ích về dòng nhạc xưa. Một lần nữa, xin mạn phép sử dụng tài liệu và trân trọng những đóng góp của nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha.

Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam (Kỳ 1)

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Kha đăng trên nld.com.vn ngày 2017-08-26)

Nhìn lại 100 năm âm nhạc Việt Nam, Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài của nhà báo – nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha về những nhạc sĩ tiêu biểu góp phần làm nên sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, trên các số báo ra ngày thứ bảy hằng tuần

Bây giờ, khi ở thời điểm qua thế kỷ mới được 17 năm, nhìn lại 100 năm trước, cũng là thời điểm bước qua thế kỷ mới (thế kỷ XX) được 17 năm, thấy rõ một bước tiến xa của âm nhạc Việt Nam qua 100 năm.

Bảy đường xâm nhập của âm nhạc phương Tây

Ngày đó, vào năm 1917, tình hình âm nhạc của nước nhà ra sao? Khi ấy, người Pháp vào Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ. Sự bành trướng mãnh liệt của âm nhạc phương Tây đi theo bước chân thực dân vào Việt Nam bằng 7 con đường khác nhau.

Con đường đầu tiên là xâm nhập dưới hình thức tôn giáo. Trong các trường học của nhà thờ Thiên Chúa giáo (còn gọi là trường dòng) đều có ban hát lễ và học trò đều được học nhạc. Bởi thế, nhiều thầy dòng người Việt Nam đã đặt lời Việt cho các bản thánh ca nước ngoài, sáng tác những bài ca tôn giáo bằng tiếng Việt như thầy dòng Ta đê Đỗ Văn Liu, linh mục Đoàn. Giáo dân còn được học kèn để lập nên dàn kèn của giáo xứ.

Album “Dư âm” gồm những bản nhạc tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu

Cassette: một thời đã xa!

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị tuổi trung và cao niên trở về với một thời đã xa khi những âm thanh mộc mạc của những chiếc máy cassette và thú vui đi sang băng đã mê hoặc nhiều thế hệ yêu nhạc và trở thành một hoài niệm đáng yêu!

Băng cassette, radio và niềm vui tuổi thơ – blog Phương Bùi

(Nguồn: bài viết của tác giả thanhphuong trên elle.vn ngày 2014-04-24)

Những tiếng cười ngày ấy vẫn còn âm vang đến hôm nay. Và tôi biết kỷ niệm như vậy, tựa như những bản nhạc bất hủ, chẳng mấy ai quên trong đời.

Sau một tuần dài với bề bộn công việc, cuối cùng tôi cũng có một ít thời gian rỗi vào chiều thứ 6 ở công ty để… nghe nhạc. Lang thang trong một trang web cho phép tải nhạc miễn phí, tôi chọn một album tổng hợp những bản tình ca xưa mang tên “Best Ballad Songs”. Cứ đinh ninh là sắp nghe những bản nhạc đương đại, tôi có chút bất ngờ khi giai điệu của những bản pop thập niên 90 nhè nhẹ cất lên. Bao kỷ niệm ngày thơ bé chợt ùa về như một làn gió mát.

Đôi nét về nghệ sỹ guitar Vô Thường (1940 – 2003)

Nhạc sỹ Vô Thường sáng tác rất ít nhưng ông đã để lại nhiều dấn ấn khó phai mờ trong nền tân nhạc Việt Nam qua ngón đàn guitar trác tuyệt. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu đôi nét về nghệ sỹ Vô Thường qua một bài viết của nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải.

Nhạc sỹ Vô Thường trên một album của ông sản xuất tại hải ngoại. Ảnh: otofun.net

VÔ THƯỜNG (1940 – 2003): Một hiện tượng trong làng tân nhạc Việt Nam hải ngoại

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Quang Hải đăng trên tranquanghai.info năm 2003)