Chuyện tình của người trinh nữ tên Thi (Hoàng Thi Thơ)

Trong kho tàng sáng tác đồ sộ của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ, chúng ta gặp một bản nhạc có giai điệu và ca từ khá lạ: chúng tôi muốn nói đến “Chuyện tình của người trinh nữ tên Thi”. Theo tâm sự của tác giả thì đây là một câu chuyện có thật và nguyên mẫu “người nghệ sỹ đã có gia đình” là chính nhà nhạc sỹ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Tuấn Khanh để người yêu nhạc hiểu thêm về Hoàng Thi Thơ và nhạc phẩm bất hủ này.

 

Nhớ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

(Nguồn: bài viết của tác giả Tuấn Khanh đăng trên tuoitre.vn ngày 2013-03-22)

Ðêm nhạc Hoàng Thi Thơ sắp tới là dịp để khán giả được nghe lại và hoài niệm về một tài năng lớn, người đã tạo ra một con đường âm nhạc riêng tràn ngập những hình ảnh, câu chuyện và giai điệu Việt Nam đáng để ngưỡng mộ.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cùng vợ là Thúy Nga – nghệ sĩ phong cầm – Ảnh tư liệu

Con Đường Xưa Em Đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)

Những ngày qua Dòng Nhạc Xưa nhận được nhiều thắc mắc qua email cũng như điện thoại hỏi về 5 bản nhạc xưa bị tạm ngưng biểu diễn ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn không có ý kiến gì về quyết định này vì đó là thẩm quyền của những nhà quản lý văn hóa. Trên cương vị những người nghiên cứu nhạc xưa, chúng tôi nhận thấy cần cung cấp thông tin thêm về một trong những tác giả được xưng tụng là “người đặt lời nhiều nhất trong tân nhạc Việt Nam”: nhà thơ Hồ Đình Phương, người đã thổi ca từ thật đẹp vào nét nhạc tuyệt vời của nhạc sỹ Châu Kỳ để cho chúng ta bản nhạc bất hủ “Con đường xưa em đi”.

Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com.

Đôi nét về nhà thơ Hồ Đình Phương

(Nguồn: wikipedia.org ngày 2017-03-14)

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên – Người ca sỹ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam

Nhạc sỹ – ca sỹ Nguyễn Văn Tuyên, cánh chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn rời xa chúng ta ngày 30/04/2009, hưởng thọ 100 tuổi. Ngược dòng lịch sử, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về bậc tiền nhân.

Một kiếp hoa (Nguyễn Văn Tuyên). Ảnh: sbs.com.au
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên. Ảnh: tienphong.vn

Người ca sĩ đầu tiên của tân nhạc

(Nguồn: bài viết nld.com.vn ngày 2005-02-12)

“Năm 1936, tại Sài Gòn chỉ có một ca sĩ duy nhất – đó là tôi – Nguyễn Văn Tuyên. Khi ấy tôi đã 25 tuổi”

Khi biên tập những dòng hồi tưởng này, tôi nhẩm tính tuổi hiện giờ của chàng ca sĩ thời “tiền tân nhạc” và bỗng dưng cảm thấy có lỗi nếu không kịp tìm gặp nhân chứng lịch sử kỳ cựu nhất của nền nhạc mới. Chuyến công du cuối năm vào TPHCM dù quá sít sao thời gian vẫn phải bổ sung thêm một chương trình: Tìm gặp ca sĩ đầu tiên đồng thời là một trong những người đầu tiên sáng tác ca khúc Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuyên, 93 tuổi.

Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên)

Theo dòng thời gian, Tết đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên những giá trị cốt lõi của mùa xuân xưa vẫn còn đó và Dòng Nhạc Xưa luôn mong rằng những truyền thống quý báu này vẫn còn tồn tại mãi mãi với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nhân dịp Xuân về, chúng tôi xin gởi đến quý vị bản “Tôi đi tìm lại một mùa xuân” của nhạc sỹ Đoàn Nguyên và cũng cần nói thêm là Dòng Nhạc Xưa đã nỗ lực tìm kiếm nhưng thông tin về nhà nhạc sỹ vẫn còn rất hạn chế. Nếu bạn bè xa gần có thông tin hữu ích, xin liên hệ với chúng tôi.

Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên). Ảnh:  AmNhacMienNam.blogspot.com
Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

toi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--1--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.comtoi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--2--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com toi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--3--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

NHỚ NHỮNG MÙA XUÂN XƯA

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Hương đăng trên trang Tuổi Vàng)

Đi Tìm Bài Hát Tân Nhạc Đầu Tiên

Trong khi hầu hết giới yêu nhạc đều trân trọng công nhận Nguyễn Văn Tuyên là nhạc sỹ / ca sỹ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam thì câu chuyện đâu là bản tân nhạc đầu tiên vẫn còn nhiều điều cần làm rõ. Trong nỗ lực để gìn giữ tư liệu cho thế hệ sau, Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Trần Quang Hải và Phạm Anh Dũng.

Nhạc sỹ Đinh Nhu (1910 – 1945). Ảnh: http://www.cdsonla.edu.vn
Cùng nhau đi hồng binh (Đinh Nhu). Ảnh: cdsonla.edu.vn
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên. Ảnh: tienphong.vn
Một kiếp hoa (Nguyễn Văn Tuyên). Ảnh: sbs.com.au

Bài Hát Tân Nhạc Việt Nam Đầu Tiên

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Quang Hải & Phạm Anh Dũng đăng trên dactrung.com ngày 2003-09-30)

Nhạc sỹ Hiếu Nghĩa: Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá

Cập nhật ngày 2016-09-04: [dongnhacxua.com] cừa có thêm vài thông tin của một bạn yêu nhạc ở email xeom…@gmail.com. Mời các bạn xem ở phần phản hồi bên dưới. Xin cảm ơn mọi đóng góp!

2016-01-15: Trong nỗ lực tìm về những nhạc sỹ đã góp phần hình thành nền tân nhạc Việt Nam nhưng ít được người đời sau nhắc đến, [dongnhacxua.com] bắt gặp nhạc sỹ Hiếu Nghĩa, tác giả của hai bản “Ông lái đò” và “Chàng đi theo nước”. Thông tin về ông rất ít, kể cả năm sinh, năm mất. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu rất nhiều trên internet nhưng vỏn vẹn cũng chỉ biết được: ông là nhạc sỹ trong Nam, tham gia kháng chiến chống Pháp và cũng mất đi trong chiến tranh.

Qua bài viết này, chúng tôi rất mong được hồi âm của người yêu nhạc bốn phương để bổ sung thêm thông tin về nhạc sỹ Hiếu Nghĩa. Mong rằng chúng ta đừng “hờ hững” như trong câu hát của ông: “Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá”.

 Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

chang-di-theo-nuoc--1--hieu-nghia--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

[footer]

Nữ danh ca Mộc Lan: Khi ánh chiều rơi (Phan Anh Dũng)

Để chúng ta có thêm thông tin về nữ ca sỹ Mộc Lan, [dongnhacxua.com] xin mạn phép giới thiệu bài viết của tác giả Phan Anh Dũng đăng trên CoThomMagazine.com.

moc-lan--pham-thi-nga--cothommagazine.com--dongnhacxua.com
Ảnh: CoThomMagazine.com

Danh ca Mộc Lan: Giọng ca vàng một thuở

Sẽ là môt thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc nhở cho thế hệ sau hiểu biết thêm về các giọng ca vàng một thời góp phần hình thành nền tân nhạc. Trên tinh thần ấy, hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bài viết đầu tiên trong loạt bài về danh ca Mộc Lan (1931 – 2015).

Ca sĩ Mộc Lan thời xuân sắc. Ảnh: thanhthuy.me
Ca sĩ Mộc Lan thời xuân sắc. Ảnh: thanhthuy.me

NỮ DANH CA MỘC LAN, TIẾNG HÁT “EM ĐI CHÙA HƯƠNG, GÁI XUÂN” ĐÃ VÀO CÕI VĨNH HẰNG
(Nguồn: trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 14 – trong báo Việt Tide – phát hành ngày thứ sáu 15 tháng 5 năm 2015)

Người viết gặp cô Mộc Lan lần đầu cũng là lần duy nhất, hình như đó là ngày mùng 6 Tết âm lịch của năm 1996. Chẳng nhớ ai đã chở đi nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, hỏi han, tôi đã tìm được căn nhà cô ở cuối một con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ quận 3. Nơi người nữ danh ca này trú ẩn, chỉ có thể gọi là cái chái nhà, không thể nào đủ cho mấy mẹ con chui ra rúc vào thoải mái. Lúc ấy cô Mộc Lan còn phải săn sóc cho một cô con gái khoảng ba mươi mấy tuổi hình như đang bị bệnh tâm thần, vậy mà cô đã sống như thế – không một lời than van hay ta thán – suốt mấy chục năm trời trong cảnh bịnh tật và nghèo khổ.

Mai này có còn băng cassette?

Đối với nhiều thế hệ người yêu nhạc xưa, chiếc máy và cuộn băng cassette đã trở thành một cái gì đó không thể nào quên được. [dongnhacxua.com] xin đăng bài viết vừa sưu tầm được trên Báo Khánh Hòa để chúng ta cùng trở về quá khứ mấy mươi năm về trước.

Xem thêm: Cassette: Hoài Niệm Một Thời

MAI NÀY CÓ CÒN BĂNG CASSETTE?
(Nguồn: tác giả Xuân Thành viết trên BaoKhanhHoa.com.vn ngày 2014-02-25)

Đã có một thời, chiếc máy cassette là vật dụng thân thuộc trong mọi gia đình, những băng nhạc cassette rất được nâng niu. Thế nhưng, với sự xuất hiện ồ ạt của các đĩa nhạc CD, VCD…, băng nhạc cassette nhanh chóng rơi vào quên lãng.

Hoài niệm một thời

Theo nhạc sĩ Kiên Thanh, thời kỳ hoàng kim của máy và băng cassette là giai đoạn 1985 – 1995. Ngày ấy, có những người đã bỏ ra mấy chỉ vàng để sở hữu những chiếc máy cassette của các thương hiệu nổi tiếng như: Sharp, Sony, JVC… Cùng với đó, nghề bán băng cassette làm ăn rất được. Ở TP. Nha Trang, các tiệm bán băng cassette được nhiều người biết đến như: Phú Sĩ (đường Yersin), Trí Thành (đường Lê Lợi), Quân (đường Bạch Đằng). Ngoài việc bán các băng nhạc cassette được phát hành mới, các tiệm này còn thu băng cassette từ các băng cối Akai, từ đĩa nhạc nước ngoài để bán cho khách, làm các băng nhạc tuyển theo yêu cầu của khách hàng. “Ngày ấy, tôi thường đến tiệm Phú Sĩ để mua, thu băng cassette về nghe. Tôi thường thu những bài hát của Abba, Boney M, Modern Talking, sau này còn có thêm Whitney Houston, Diana Ross, Celin Dion…”,  Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Liên nhớ lại.

Xuân Tiên: Một Đời Âm Nhạc

Trong số những nhạc sỹ thuộc lớp đầu tiên của tân nhạc Việt Nam còn sống, chúng ta không thể không nhắc đến một tên tuổi gạo cội: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông sinh năm 1921, tức là đến năm 2016 này đã gần “bách niên”. Được biết hiện ông đang sinh sống cùng gia đình bên Úc Châu, [dongnhacxua.com] nhân dịp này chúc ông nhiều sức khỏe, giữ tinh thần minh mẫn và vui hưởng tuổi già cùng con cháu. Để thế hệ trẻ như chúng tôi có dịp mở mang kiến thức về nhạc xưa, [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại bài phỏng vấn của báo Saigon Times với nhạc sĩ Xuân Tiên vào năm 2007 nhân dịp ông kỷ niệm 65 hoạt động âm nhạc.

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au