Tàu Anh Qua Núi (Phan Lạc Hoa)

Người Pháp khi đặt chân đến Đông Dương khoảng năm 1858 đã nhanh chóng phát triển và đặt nền móng vững chắc cho ngành đường sắt Việt Nam. Và cũng đã hơn 50 năm, hình ảnh sân ga và con tàu cũng đi vào nền nhạc Việt. Hôm nay [dongnhacxua.com] giới thiệu tác phẩm nổi tiếng “Tàu anh qua núi” của một nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh: Phan Lạc Hoa.

Đồi Thông Hai Mộ (Hồng Vân)

Trong một bài viết về bản “Người ấy” của nhạc sỹ Trần Quý, tức Hồng Vân, chúng tôi có nhắc đến sáng tác có lẽ là nổi tiếng nhất của ông: “Đồi thông hai mộ”. Hôm nay, để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin, chúng tôi xin giới thiệu bản nhạc này.
[dongnhacxua.com] không có nguồn tư liệu chính xác về thực hư của câu chuyện tình buồn “Đồi thông hai mộ” nhưng nếu đúng như truyền thuyết kể lại thì chúng tôi cầu mong linh hồn của hai nhân vật sẽ được an lạc nơi chốn vĩnh hằng “như lời xưa thề ước”!

Đồi thông hai mộ (Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Đồi thông hai mộ (Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

doi-thong-hai-mo--1--hong-van--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com doi-thong-hai-mo--2--hong-van--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ CÂU CHUYỆN “ĐỒI THÔNG HAI MỘ”
(Nguồn: wikipedia.org)

Cổng vào Đồi Thông Hai Mộ.
Cổng vào Đồi Thông Hai Mộ.

Thắng cảnh Đồi thông hai mộ thường được gắn với những câu chuyện ly kì, tuy nhiên có một câu chuyện được cho là trung thực nhất kể rằng: chàng tên Vũ Minh Tâm, nàng tên Lê Thị Thảo. Chàng quê ở Gò Công, Tiền Giang, sinh trong một gia đình đại điền chủ giàu có, là sinh viên Trường Võ bị Đà Lạt. Nàng:

        “… năm ấy khi tuổi vừa đôi chín
        Tâm hồn đang trắng trong
        Như chim non khi ăn còn chưa no
        Khi co còn chưa ấm”

Họ gặp nhau tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết và thề non hẹn biển. Tốt nghiệp, chàng về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi… nhưng bị gia đình phản đối kịch liệt vì gia đình nàng không “môn đăng hộ đối” và bắt đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu. Chàng đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn để tìm quên… Và rồi, nàng nhận được tin báo tử của chàng từ chiến trường. Đau khổ tột cùng:

        “nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi
        trang điểm qua màu phấn
        Để phai úa đến tàn cả hương sắc
        tháng ngày luôn héo hon”

Sau đó, nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (sau tình sử này được gọi là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tự vẫn chết vào ngày 15 tháng 3 năm 1956. Thuận theo nguyện vọng, gia đình đã chôn cất nàng ngay dưới khu đồi thông. Nhưng thật ra người ta đã nhầm khi báo tử, chàng không tử trận và đang trở về thăm nàng. Hay tin nàng chết, Tâm tìm đến mộ nàng vật vã khóc than, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề[6]. Trước khi chết, chàng để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau. Và:

        “… mộ chàng đã được ở cạnh nàng
        Như lời xưa thề ước
        Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc
        dưới mộ sâu đất khô
        Qua bao năm rêu xanh phủ che kín…”

Hai ngôi mộ trên đồi thông.
Hai ngôi mộ trên đồi thông.

Tuy nhiên, sau năm 1975, do tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con, cha mẹ chàng đã cho bốc mộ anh đưa về quê. Dù hài cốt chàng đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của hai người, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi. Và sau này ngôi mộ được tôn tạo khang trang lại, trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo như hiện nay.

Nhân dịp Festival hoa Đà Lạt 2012, Ban tổ chức đã cho trồng toàn hoa tím chung quanh khu mộ.

[footer]

Người ấy (Trần Quý, tức nhạc sỹ Hồng Vân)

Chúng tôi vừa nhận được email của một người yêu nhạc xưa hỏi về bản “Người ấy” của nhạc sỹ Trần Quý. Trước hết [dongnhacxua.com] xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị xa gần. Chúng tôi cũng xin chia sẻ thật lòng đây là lần đầu tiên chúng tôi nghe nói đến bản “Người ấy” và nhạc sỹ Trần Quý.
Tìm hiểu nhiều nguồn thông tin trên internet, chúng tôi tạm đi đến kết luận Trần Quý chính là một bút hiệu khác của nhạc sỹ Hồng Vân, tác giả bản “Đồi thông hai mộ” nổi tiếng. Thông tin chúng tôi có được về nhạc sỹ quá ít. Hiện chúng ta cũng không rõ nhạc sỹ sinh sống ở đâu hay đã ra đi về nơi xa.
Qua bài viết này, [dongnhacxua.com] xin tri ân nhạc sỹ Trần Quý và mong bạn bè xa gần nếu có thêm thông tin thì cung cấp cho chúng tôi để bổ sung cho thế hệ sau.

Người ấy (Trần Quý, tức nhạc sỹ Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Người ấy (Trần Quý, tức nhạc sỹ Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

nguoi-ay--1--tran-quy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com nguoi-ay--2--tran-quy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com nguoi-ay--3--tran-quy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

Ảnh: thanhthuy.me
Ảnh: thanhthuy.me

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ HỒNG VÂN
(Nguồn: wikipedia.org)

hong-van-nhac-sy--wikipedia--dongnhacxua.comHồng Vân (Trần Quý) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả bài “Đồi thông hai mộ” nổi tiếng và nhiều ca khúc dành cho tầng lớp bình dân tại Sài Gòn trước 1975.

Ông tên thật là Trần Công Quý. Không rõ thân thế cũng như năm sinh và năm mất của ông. Bút danh Hồng Vân là tên thật người vợ của ông. Nhiều bài hát của ông được ký tên Hồng Vân – Trần Quý. Ngoài ra ông còn dùng một bút danh khác là Dạ Lan Thanh.

Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam và sinh sống tại Đà Lạt. Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề viết nhạc. Ngoài viết nhạc, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh… Ngoài ra, ông còn làm trưởng ban Nhạc thời trang Đài truyền hình Việt Nam, ban nhạc Hồng Hà, và điều khiển nghệ thuật của hãng đĩa Continental.

Ông có người vợ cũng viết nhạc là Như Phy – tác giả một số bài như Hai Đứa Nghèo, Người Mang Tâm Sự, Đường Tình…

Sau 1975, không còn ai biết tung tích Hồng Vân & gia đình ở đâu.

[footer]

Anh Còn Nợ Em: Cố Thi Sỹ Phạm Thành Tài & Nhạc Sỹ Anh Bằng

“Anh còn nợ em” là một trong những sáng tác cuối cùng của nhạc sỹ Anh Bằng. Bản này lần đầu tiên được giới thiệu ở hải ngoại vài năm trước và đã tạo ra một tiếng vang lớn. Sau đó hầu hết các ca sỹ theo đuổi dòng nhạc xưa đều ít nhất một lần thử giọng và giới thiệu “Anh còn nợ em” đến với rộng rãi công chúng yêu nhạc. Thế nhưng không phải người yêu nhạc nào cũng biết đằng sau giai điệu mượt mà là một bài thơ rất mộc mạc và giàu cảm xúc của cố thi sỹ Phạm Thành Tài, một nhà thơ xứ Trầm Hương (Khánh Hòa – Phú Yên). [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại bài viết của nhà thơ Mai Quang để quý vị xa gần có thêm tư liệu.

"Anh còn nợ em" với thủ bút của nhạc sỹ Anh Bằng tặng cho bà quả phụ Phạm Thành Tài.
“Anh còn nợ em” với thủ bút của nhạc sỹ Anh Bằng tặng cho bà quả phụ Phạm Thành Tài.
Bài thơ "Anh còn nợ em"
Bài thơ “Anh còn nợ em”. Nguồn: CoThomMagazine
Núi Nhạn (thành phố Tuy Hòa), địa danh đã xuất hiện trong bài thơ "Anh còn nợ em".
Núi Nhạn (thành phố Tuy Hòa), địa danh đã xuất hiện trong bài thơ “Anh còn nợ em”.

ĐÔI NÉT VỀ NHÀ THƠ QUÁ CỐ PHẠM THÀNH TÀI & TẬP THƠ ‘TÌNH EM CÒN ĐÓ’
(Nguồn: thi sỹ Mai Quang đăng trên TranThiNguyetMai.wordpress.com)

Phạm Thành Tài (1932-1997), quê hương ông, Quận Ninh Hòa thuộc miền Trung Việt, thùy dương cát trắng, xứ Trầm Hương (tỉnh Khánh Hòa). Ông từng là giảng sư đại học tại Đalat. Định cư tại Hoa kỳ 1991. Tốt nghiệp Bác sĩ Đông y/Hoa kỳ OMD 1995.
Làm thơ viết văn từ 1955.
Ngoài các tác phẩm Y học, về Văn học, ông đã để lại 3 tác phẩm: Tình Yêu Em Còn Đó (Thơ); Hương Gây Mùi Nhớ (Thơ); Hoa Đào Năm Ngoái (Tập truyện).
Ông mất tại Nam California ngày 06 tháng 7 năm 1997.

Tình Yêu Em Còn Đó. Tập Thơ. Nhà XB TH. Sông Bé 1990 in 1000 cuốn khổ 12×19. Bìa họa sĩ Đằng Giao. Tựa nhà văn Sơn Nam.
Tình Yêu Em Còn Đó. Tập Thơ. Nhà XB TH. Sông Bé 1990 in 1000 cuốn khổ 12×19. Bìa họa sĩ Đằng Giao. Tựa nhà văn Sơn Nam.

Như tác giả minh định ở trang trong thi tập, đây là: Tập Thơ Tình.
Tình yêu đôi lứa. Tình yêu quê hương. Rải rác có những bài thơ, cảnh vật bên ngoài được phóng rọi (hay qui chiếu?) cảnh lứa đôi (nhân cách hóa) quấn quít dĩ định bên nhau. Ở đó là dòng sông khuya, là cung thuyền, là tiếng khua của nhịp chèo. Là biển, sóng, cánh buồm. Là linh khí Đất Trời – Núi Sông nuôi lớn Giọt Tình.

Người viết đang có trên tay tập Tình Em Còn Đó (một trong hai ấn bản hiếm hoi do gia đình còn lưu giữ, quí tặng). Nhân đây cũng xin phép được gởi lời cám ơn bà quả phụ Phạm Thành Tài (nhũ danh Lê Bảo Chánh) và bà Thúy Liễu (em họ của nhà thơ), đã giúp cho người viết có được một số tư liệu liên quan. Đọc thơ Ông, có vài cảm nhận, nhận xét sau:

-Thi Tập tập trung những bài thơ cực ngắn, 4 câu là đa phần. Mỗi câu cũng thường cũng cực ngắn, 4 chữ, 5 chữ:

Biển giận ai, sóng dữ
Sóng hờn ai, nước đầy
Gió về ru mộng cũ
Chiều nay em ngủ say
.
(Giận Hờn/T.E.C.Đ tr.13)

Và v.v…

Đa số bài thơ trong tập ngắn gọn và cô đọng như vậy.
Người viết có cảm giác, ông rất sở trường về lối thơ dùng ít câu, ít chữ để chuyên chở cảm hứng của mình. Từng cái dấu phẩy (,) dấu chấm (.) ( như những ký âm lặng)… đều đóng một vai trò trong diễn dạt, biểu cảm. Ông rất khéo gói chữ, nêm ý, neo vần một cách tự nhiên (không đẽo gọt). Đó là những câu, những chữ, những dấu đã được cô, chắt tinh tuyền. Bút pháp này gợi lên sự liên tưởng đến nội lực, nội tâm, phong thái và cá tánh của tác giả lúc sinh thời.

– Thể hiện tự nhiên và tài tình trong tổng hợp những mặt chừng như là mâu thuẫn nhau:

.Phóng túng/Chừng mực (hòa lẫn):

Hai đứa bên nhau trong rừng vắng
Gió lá rì rào vây quanh…
Anh nhặt giùm em bên suối vắng
Những sợi thông vàng vương tóc xanh…

Em ơi, cho dẫu tình cách mặt
Chớ có trông hình để bóng xa

Giữa thư yêu, anh tặng em kỷ vật
Một sợi thông vàng vương tóc xanh!…

(Kỷ Vật/T.E.C.Đ.tr.75)

.Cổ kính/ Cách tân (dung hợp):

Mai bỏ anh em về. Sao
Hoa thôi nở. Và áo nữa
Thôi bay. Nắng thôi đỏ… Lửa
Tàn thôi cháy bước xôn xao.

(Em Bỏ Anh/T.E.C.Đ. tr.55)

Vẫn một mình một mình thôi. Em chỉ
Một cánh hoa cô đơn. Một cánh chim
Lìa tổ. Một con đường trăng soi. Bóng lẻ
Một mình mình thôi. Anh hiểu em…

(Anh Hiểu/T.E.C.Đ tr.57)

.Thực/ Ảo (đan xen):

Ngang vườn chợt vắng áo em phơi
Nhớ xao xác lá ngóng mây trời
Mong như dây thép trơ ngoài nắng
Chim sẻ giăng chờ chẳng muốn bay…

(Áo Trắng/T.E.C.Đ. tr.50)

Hoặc:

Em về rồi anh đợi
Hẳn em đâu quên chờ
Xin tóc em một sợi
Thay mây trời, se tơ…

(Xin Em Sợi Tóc//T.E.C.Đ.tr.42)

Và v.v…

-Tuyệt đại đa số những bài thơ trong thi tập, đều có 2 từ “anh” và “em” (Nam và Nữ):

Chiều nay mây mơ mộng
Trôi về phía biển xa
Ước gì anh là sóng
Soi em mấy biển xa…

(Mây/T.E.C.Đ. trang 12)

Còn nhiều, nhiều nữa như vậy!

-Tình Yêu đôi lứa, hình như đâu dâu cũng thấm đẫm và sung mãn trong thơ ông. Ông đã phóng chiếu Tình Yêu ra vạn vật, ra ngoại cảnh, nhân cách hóa như đôi Nam –Nữ đang âu yếm, quấn quít nhau (một ràng buộc dĩ định?) Ví dụ đơn cử ở đây, cảnh Tháp Bà (Ponagar), soi bóng trên dòng Sông Cái, có Cầu Bóng nối qua đôi bờ. Đó là nơi có lẽ đã bao lần ông qua lại, trên quê hương “thùy dương cát trắng” thân thương của mình:

Anh là Tháp, anh nhìn em ngủ
Em là sông, em nằm gối chân anh
Gió Tháp, sông trôi đôi bờ thủ thỉ
Em là Sông Cái, anh Tháp Chàm…

Cầu Bóng đón em- Cánh tay anh đó
Sóng eo thon- vòng nối dôi bờ
Kìa nụ hôn anh hay mặt trời chói đỏ
Nụ hôn thật dài trên dòng chảy như mơ…

(Phát Cảnh/T.E.C.Đ. tr.96).

Phần Kết:

Trích lời Tựa của nhà văn Sơn Nam, mượn làm phần kết:

Người khó tánh có thể yên tâm: Tình yêu lứa đôi trong “Tình Em Còn Đó” đã chan hòa hữu cơ trong tình đất nước, quê hương. Phải chăng đó là tâm sự lớn của một nhà thơ đầy sinh lực….”

Người viết mong được bạn đọc lưu tâm, đón nhận phần Giới thiệu này. Thơ Phạm Thành Tài sẽ góp vài nét đan thanh vào nền thi ca Việt chăng? Mong thay!

[footer]

Nhạc sĩ Vinh Sử: ‘Bao nhiêu bản nhạc, bấy nhiêu nhân tình!’

Trong những ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016, được biết sức khỏe của nhạc sỹ Vinh Sử không tốt, [dongnhacxua.com] xin thay mặt anh chị em nghệ sỹ và người yêu nhạc gởi đến ông lời chúc sức khỏe và mong ông bớt phải gánh chịu đớn đau do căn bệnh ung thư quái ác hành hạ.

nhan-co-cho-em--0--vinh-su--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com nhan-co-cho-em--1--vinh-su--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com nhan-co-cho-em--2--vinh-su--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

NHẠC SỸ VINH SỬ: ‘BAO NHIÊU BẢN NHẠC, BẤY NHIÊU NHÂN TÌNH’
(Nguồn: tác giả Thúy An – Dân Việt viết trên MotTheGioi.vn ngày 2016-01-06)

“Nhưng tôi không cặp với nhiều người cùng lúc. Hết yêu người này tôi mới đến với người kia”.
Có lẽ vì bản tính ông đào hoa, cũng có lẽ vì trái tim nghệ sĩ trong ông dễ rung cảm trước nhiều bóng hồng nên những người phụ nữ đã cùng ông nên duyên cũng lặng lẽ rời xa. Nhạc của ông vì thế buồn càng chất chứa, sầu càng đong đầy.

Ở tuổi xế chiều và bị ung thư, nhạc sĩ Vinh Sử sống một mình trong căn nhà hơn 10m2. Ảnh: MotTheGioi.vn
Ở tuổi xế chiều và bị ung thư, nhạc sĩ Vinh Sử sống một mình trong căn nhà hơn 10m2. Ảnh: MotTheGioi.vn

Nhân dịp được vinh danh trong chương trình Sol Vàng vào ngày 9.1 tới trên VTV9, nhạc sĩ Vinh Sử đã phân trần về thói trăng hoa với bốn bà vợ và những câu chuyện về cuộc sống lúc thăng, lúc trầm của mình.

Vinh Sử thời trẻ. Ảnh: MotTheGioi.vn
Vinh Sử thời trẻ. Ảnh: MotTheGioi.vn

Vì mê nhạc nên đời lênh đênh

Với danh xưng “vua nhạc sến”, nhạc sĩ Vinh Sử không chỉ mang nhạc bolero đi sâu vào lòng công chúng mà ông còn là bậc thầy trong việc tạo nên tên tuổi hàng loạt ca sĩ hàng đầu làng nhạc Việt. Bí quyết của ông là gì?

Tôi không có bí quyết gì đặc biệt. Dòng nhạc này vốn đã trữ tình, ngọt ngào nên dễ đi vào lòng người, đặc biệt là giới bình dân. Đỉnh cao của dòng nhạc này tại Việt Nam là vào những năm 1960 – 1970, với rất nhiều ca khúc được thu âm và phổ biến dưới dạng băng cassette cũng như đĩa nhựa như Nhẫn cỏ cho em, Nỗi buồn hoa phượng…
Đầu thế kỉ 21, dòng nhạc này hồi sinh khi hàng loạt các ca sĩ hải ngoại về nước. Bên cạnh đó, các sao trẻ như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên cũng chọn bolero để hát, để ra album. Đây cũng chính là cơ hội khiến bolero phá cách khi có chất của pop, của nhạc sàn, nhạc điện tử… khiến kéo khán giả trẻ lại gần.

Theo ông, lý do gì khiến bolero sau nhiều năm lép vế trước nhạc Âu Mỹ, giờ đã trở lại mạnh mẽ trong đời sống âm nhạc hiện đại như một minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của dòng nhạc bị cho là ủy mị này?

Bolero được yêu thích chủ yếu nhờ ca từ đơn giản và dân dã, giai điệu dễ nhớ, dễ bắt nhịp và dễ hát, và đặc biệt là sự đa dạng trong đề tài, phần lớn là những câu chuyện về tình yêu và cuộc sống, rất ý nghĩa nhưng cũng rất buồn.

Được mệnh danh là “vua nhạc sến”, âm nhạc Vinh Sử gắn bó với dòng nhạc quê hương mang tính đại chúng. Với hơn 60 năm sáng tác, tác phẩm của ông bây giờ là cả một “kho” đồ sộ với cả trăm bài đều là những bản nhạc thất tình. Vì như thế mà người ta càng tò mò về cuộc sống trước đây của ông…

Thời hoàng kim của tôi là những Nhẫn cỏ cho em, Gõ cửa trái tim, Người phu kéo mo cau… Đó là trước năm 1975, với tiền tác quyền từ các ca khúc này đủ để tôi tậu xe hơi, nhà lầu.
Thế nhưng, tuổi thơ tôi không trải hoa hồng. Cha mẹ là những người lao động bình dân, làm phu đồn điền cao su cho Pháp, lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ trong thập niên 1940. Sau này gia đình tôi về Sài Gòn sống bằng nghề làm bún và tôi được sinh ra trong một xóm lao động nghèo.

Nhưng nghe nói, gia đình ông có thu nhập khá tốt khi chuyển sang làm bún?

Đúng rồi. Khi chuyển sang làm bún, ba tôi vì ham làm mà rất giàu, giàu nhất xóm nhưng ông lại rất tiết kiệm, bóp mồm bóp miệng, không dám ăn thứ mình thích, không dám mua cái mình muốn. Đến cả ra đường khát nước cũng không dám mua uống mà chịu khát chờ về nhà.
Tính ba cũng rất kỳ. Con cái mới 9, 10 tuổi đã cho đi học nghề để kiếm tiền. Nhà có 4 anh chị em nhưng chỉ có tôi được ăn học.
Thế nhưng cũng lạ, những người theo nghề ba giờ đều giàu, chỉ có tôi mê nhạc nên đời lênh đênh.

Gia đình không có ai theo nghệ thuật, mọi người lại đi làm kiếm tiền từ sớm, ông có thể kể về kỷ niệm khiến ông trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng?

Tôi là người rất ương ngạnh, không nghe lời ba mẹ, chỉ làm những gì mình thích. Dù được cho ăn học đàng hoàng nhưng 15 tuổi tôi lại bỏ học để theo đuổi sở thích sáng tác nhạc.
Đây cũng là khoảng thời gian tôi chịu nhiều ánh nhìn hoài nghi từ chính gia đình và mọi người xung quanh. Vì ba tôi mù chữ nên không ai tin tôi. Đến nỗi khi nổi tiếng rồi mọi người vẫn nghĩ tôi đi ăn cắp nhạc của người ta.

Con đường đến với âm nhạc của nhạc sĩ Vinh Sử nhiều gian nan. Ảnh: MotTheGioi.vn
Con đường đến với âm nhạc của nhạc sĩ Vinh Sử nhiều gian nan. Ảnh: MotTheGioi.vn

Bản nhạc đầu tiên bị ném vào sọt rác

Ông không theo học trường lớp về âm nhạc, làm thế nào để ông có thể sáng tác được?

Âm nhạc như có sẵn trong máu tôi từ kiếp trước rồi. Tôi không được học nhạc trước đấy nhưng sau khi quyết định đến với nhạc, tôi đi học và mua nhiều loại sách hướng dẫn cách sáng tác. Sau một năm, tôi bắt đầu sáng tác và tất cả các tác phẩm đều nói về sự chia ly, mất mát của tình yêu đôi lứa.
Để có những tác phẩm như mọi người biết, tôi đã trải qua nhiều chuyện mà nghĩ đến đã thấy xấu hổ. Sáng tác là một chuyện, được ra mắt hay không là chuyện khác.
Trước khi sáng tác, tôi từng trộm tiền của ba má để chơi bời với giới nghệ sĩ nổi tiếng thời đó, nhất là những người làm phát thanh ở Sài Gòn. Tôi còn to gan bán cả căn nhà ba má cho được khoảng 300 – 400 ngàn để ăn uống, chơi bời.
Đến khi hết tiền, tôi giấu người thân và đến xin sống với một người bạn đạp xíc lô trong một con hẻm nhỏ. Cuối cũng ba má cũng phát hiện ra và ông bà tức giận đến mức gọi công an tới bắt tôi.
Nhưng tôi vẫn không từ bỏ đam mê. Còn nhớ lúc đó, Chế Linh đã ghi lại cho tôi bài Yêu người chung vách. Tối đến tôi thường mang ra lề đường, nơi bán hàng quán nhiều và mở lớn tiếng, mọi người khen hay. Thấy vậy tôi mang đi bán cho một nhà phát hành nhạc ở đường Nguyễn Trung Trực nhưng người chủ chỉ kêu về đợi.
Vài ngày sau tôi trở lại thì thấy cuốn băng của mình trong sọt rác. Tôi đã không dám cúi xuống lượm vì xấu hổ mà phải dùng đôi dép đang đi, kẹp lại mang giấu.

Yêu người chung vách có thể coi là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, ông đã làm cách nào trong khi nó đã bị ném trong sọt rác?

Tôi đã chịu nhiều tổn thương và bị coi thường, có lẽ đó cũng là thử thách vì may mắn là, không lâu sau đó, tôi gặp được trưởng ban văn nghệ Đài phát thanh Sài Gòn và bản nhạc đầu tay này của tôi được phát miễn phí suốt một tuần trên đài lúc đó.
Ngay lập tức, tôi nhận được rất nhiều hoa của khán giả gửi về và khen tặng. Cả người quăng bản nhạc của tôi vào sọt rác là ông Minh Phát cũng tìm đến và ra giá nhất quyết đòi mua lại để phát hành.
Vì từng bị lừa cả căn nhà nên tôi dè chừng mọi người hơn. Sợ người ta ăn gian kê thêm số đĩa của mình nên khi đi in băng tôi cứ lén lút để ý.

Vậy là từ đây, âm nhạc đã mang đến cho ông cả danh tiếng và tiền bạc?

Thời hoàng kim nhất của tôi là trước năm 1975. Số tiền tác quyền từ các ca khúc đủ để tôi tậu xe hơi, nhà lầu. Tôi cảm ơn trời vì đã cho tôi cứ chắp bút bài nào là nổi tiếng bài đó. Những bản nhạc sáng tác thời mới tập tành làm nhạc sĩ như Nhẫn cỏ cho em, Người phu kéo mo cau, Hai bàn tay trắng… cũng được mọi người đón nhận. Tôi bỗng trở nên nổi tiếng và được gọi là “vua nhạc sến”.
Nhưng, lúc đó tôi nghĩ, có tiền thì phải tiêu, phải ăn nhậu và tôi sa đà vào những cuộc ăn chơi, mỗi đêm chi cả chục lượng vàng ở những nhà hàng sang trọng bậc nhất Sài Gòn.

Bên cạnh những lời đồn ông tiêu tiền như nước, ông còn nổi tiếng là đào hoa vì yêu nhiều…

Tôi thích yêu người đẹp để khi thất tình dễ có cảm hứng sáng tác. Tôi không yêu người xấu. Tôi có bao nhiêu bài nhạc thì có bấy nhiêu người tình, cả viết cho vợ nữa. Nhưng tôi không cặp với nhiều người cùng lúc. Hết yêu người này tôi mới đến với người kia.
Tôi từng bị đồn một lúc ở với nhiều bà. Tôi có phải thần thánh đâu mà làm được vậy.

Ngoài âm nhạc và người tình, ông còn được nhắc đến nhiều vì có đến bốn bà vợ. Ông thấy mình là người may mắn?

Tôi có bốn bà vợ các con đủ trai gái nhưng ở tuổi xế chiều và đang bị ung thư đại tràng, tôi sống một mình trong căn nhà hơn 10m2. Thỉnh thoảng cô vợ thứ ba có tới thăm. Sau khi bỏ tôi, cô ấy lấy chồng khác nhưng chồng cô ấy mất rồi.
Không phải con cái không quan tâm mà do tôi thích ở một mình. Chúng gọi điện hỏi thăm hoài còn khiến tôi bực mình. Tôi cũng già rồi nên sống tay trắng như giờ cũng được, vì chết rồi đâu có mang được theo.

Nghe nói sức khỏe của ông có tiến triển hơn nhiều và ông cũng có nhiều bản nhạc muốn ra mắt?

Nói thế này cũng không sai, nhờ bệnh tật, sức khỏe yếu mà tôi ở nhà và viết được nhiều hơn. Hiện tôi có hơn 200 bản nhạc chưa ra mắt.
Tôi rất vui khi biết sắp tới chương trình Sol Vàng tới đây tặng riêng tôi một đêm nhạc mang tên Vinh Sử – Gõ cửa trái tim. Chương trình này ngoài những ca khúc quen thuộc, tôi cũng gửi đến khán giả một số sáng tác mới. Hi vọng danh ca Giao Linh, Ngọc Sơn, Chế Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Khả Tú, Tuấn Vỹ, Mai Quốc Huy… sẽ truyền tải hết được những tâm tình của tôi đến với khán giả.

Cảm ơn ông về những chia sẻ!

[footer]

Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước)

Nếu như ‘Lòng Mẹ” của Y Vân là bản nhạc hay nhất về tình mẹ thì có thể nói không ngoa rằng “Ơn Nghĩa Sinh Thành” của Dương Thiệu Tước (1915 – 1995) là ca khúc hay nhất về tình phụ mẫu. Trước một thực tế đáng buồn là tân nhạc Việt Nam càng ngày càng ít đi những sáng tác lay động về công ơn của bậc sinh thành, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu “Ơn Nghĩa Sinh Thành” của cố nhạc sỹ Dương Thiệu Tước để các thế hệ sau tiếp tục giữ vững truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt.

Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
on-nghia-sinh-thanh--1--duong-thieu-tuoc--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
on-nghia-sinh-thanh--2--duong-thieu-tuoc--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ DƯƠNG THIỆU TƯỚC
(Nguồn: wikipedia)

duong-thieu-tuoc--wikipedia--dongnhacxua.com

Dương Thiệu Tước (19151995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh… Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc “bài Tây theo điệu ta”, những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: „Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”.

Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.

Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại ĐứcHoa Kỳ.

Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Ông bà sống hạnh phúc trong 30 năm, có với nhau 5 người con là: Dương Hồng Phong, Vân Quỳnh (ca sĩ hải ngoại), Vân Dung, Vân Hòa, Vân Khanh [1].

Sau năm 1975 do bệnh tật nên ông ở lại TP Hồ Chí Minh. Năm 1978 bà Minh Trang cùng các con định cư ở nước ngoài.

Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh và được bà chăm lo cho tuổi về chiều.

Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được phép lưu hành lại trên cả nước Việt Nam.

[footer]

Tâm sự của nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân

Tiếp nối dòng nhạc của nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân, [dongnhacxua.com] xin trân trọng gởi đến người yêu nhạc vài nét chính về hoạt động nghệ thuật cũng như sinh hoạt đời thường mà chính nhạc sỹ đã chia sẻ trong cuộc trao đổi với nhóm DongNhacVang. Xin cảm ơn nhóm DongNhacVang và chúc nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân luôn dồi dào sức khỏe để an hưởng tuổi già!

Tâm sự về hoàn cảnh ra đời của bản “Hái hoa rừng cho em”, Trương Hoàng Xuân cho biết bản này nhạc sỹ sáng tác ngoài quân trường. Nhiều lúc nhớ “người yêu”, nhạc sỹ đã viết thư và trộm hái hoa rừng (vì sợ cấp trên phát hiện thiếu nghiêm túc trong lúc di hành) để ép vào những lá thư từ chiến trường gửi về người em hậu phương. Nhạc sỹ cũng tiết lộ thêm một chi tiết thú vị: đối tượng trong bài này là Hoàng Ngọc Quyên, người được Trương Hoàng Xuân ưu ái để tên đồng tác giả “Trương Hoàng Xuân – Hoàng Ngọc Quyên”.

Hái hoa rừng cho em (Trương Hoàng Xuân - Hoàng Ngọc Quyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Hái hoa rừng cho em (Trương Hoàng Xuân – Hoàng Ngọc Quyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

hai-hoa-rung-cho-em--1--truong-hoa-xuan--hoang--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com hai-hoa-rung-cho-em--2--truong-hoa-xuan--hoang--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com hai-hoa-rung-cho-em--3--truong-hoa-xuan--hoang--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT TIỂU SỬ NHẠC SỸ TRƯƠNG HOÀNG XUÂN 
(Nguồn: wikipedia)

Trương Hoàng Xuân sinh năm 1939 tại Sài Gòn.

Năm 1960, ông tốt nghiệp Sư phạm, về dạy tại Long Khánh, tỉnh Bình Tuy.

Năm 1968 đi lính và được điều về Đài phát thanh Quân đội làm việc chung với Tô Kiều Ngân, Đỗ Kim Bảng, Trầm Tử Thiêng.

Năm 1972 ông được Bộ Giáo dục VNCH bổ nhiệm về dạy nhạc tại trường Trung học tổng hợp Nguyễn An Ninh, Quận 10.

Năm 1978, Sở giáo dục chính quyền mới cho thôi việc, ông xin qua Ngành Bưu điện làm công tác văn nghệ quần chúng cho đến ngày nghỉ hưu.

TÂM SỰ CỦA NHẠC SỸ TRƯƠNG HOÀNG XUÂN 
(Nguồn: nhóm DongNhacVang)

[footer]

Nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân: Một bước xa rời – muôn kiếp ly tan

[dongnhacxua.com] xin mạn phép lão nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân để lấy một câu trong bản “Bạc trắng lửa hồng” nổi tiếng của ông để đặt tựa cho bài viết này. Bản này ông ký nghệ danh Thy Lynh, là một cách ghép tên của người bạn gái và tên ông. Gần 50 năm trước, ông đã viết “Một bước xa rời, muôn kiếp ly tan …” và không biết có phải là định mệnh hay không nhưng sau khi vợ và 3 người con ra hải ngoại định cư, ông vẫn chọn cách sống bình dị và cô đơn trong một căn phòng nhỏ ở Sài Gòn. [dongnhacxua.com] chúc ông nhiều sức khỏe, gia đình có ngày đoàn tụ và luôn thấy ấm lòng khi người yêu nhạc vẫn còn hát mãi “Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi sao …”

Nhạc phẩm "Bạc Trắng Lửa Hồng" của nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân, ký tên "Thy Lynh" với phần tham gia của Khánh Băng. Ảnh: HopAmViet.com
Nhạc phẩm “Bạc Trắng Lửa Hồng” của nhạc sỹ Trương Hoàng Xuân, ký tên “Thy Lynh” với phần tham gia của Khánh Băng. Ảnh: HopAmViet.com

bac-trang-lua-hong--1--truong-hoang-xuan--khanh-bang--hopamviet.com--dongnhacxua.com

TUỔI GIÀ CÔ QUẠNH CỦA NHẠC SỸ “BẠC TRẮNG LỬA HỒNG”
(Nguồn: vnExpress,vn ngày 9/5/2015)

Ly hôn vợ và sống một mình hơn mười năm, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân vẫn không nguôi mơ ước về một mái ấm có đầy đủ các thành viên trong gia đình.

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân trong căn nhà thiếu ánh sáng vì thường xuyên đóng kín cửa. Ảnh: vnExpress.net
Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân trong căn nhà thiếu ánh sáng vì thường xuyên đóng kín cửa. Ảnh: vnExpress.net

Người dân trong con hẻm trên đường Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP HCM quen với hình ảnh một ông già sống âm thầm trong căn nhà nhỏ. Mỗi khi có việc đi chợ, đi viện hoặc buồn quá muốn lái xe chạy vòng vòng thành phố, ông mới ra khỏi nhà. Đó là nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả nhiều tình khúc Bolero được ái mộ như Bạc trắng lửa hồng, Những ngày hoa mộng, Xé thư tình…

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân bắt đầu cảnh sống cô đơn cách đây 15 năm, sau khi ly hôn vợ. Căn nhà ông đang ở chưa đầy 20 m2. Tầng trệt vừa là phòng khách, vừa là chỗ để xe và nhạc cụ. Không gian dành cho bếp và nhà vệ sinh liền kề vẻn vẹn chừng 5 m2. Nhạc sĩ ngủ trên gác lửng bên cạnh vô số sách, tài liệu cá nhân và những kỷ vật gia đình.

Trong căn phòng khách nhỏ nhưng gọn gàng, chiếc đàn piano và những cây guitar nằm bám bụi. Từ lâu Trương Hoàng Xuân ngừng sáng tác vì không còn cảm hứng. Hai năm trở lại đây, sức khỏe không cho phép để dạy học và chơi nhạc, nhạc sĩ cũng không màng đến nhạc cụ. Ông nói: “Tôi không muốn chạm vào đàn nữa bởi chúng gợi quá nhiều ký ức đau buồn. Chính mẹ tôi còn nói ‘xướng ca vô loài’. Vì quan niệm đó mà tôi chịu nhiều thị phi khi vừa làm thầy giáo, vừa chơi nhạc. Nhiều người đặt điều, nhờ danh nhạc sĩ, tôi có nhiều mối quan hệ ngoài luồng. Nếu có, chắc giờ tôi đã hạnh phúc vì ít nhất, cũng có đứa con rơi nào đó ở cùng”.

Buổi sáng, nhạc sĩ dậy sớm tập thể dục, nghe đài, xem tin tức. Ông thường nấu một bữa rồi dành ăn cả ngày. Trường Hoàng Xuân hiếm khi ra khỏi nhà vì sợ trộm đột nhập, lấy mất những kỷ vật cất giữ trên căn gác. “Khi nào buồn quá, tôi lái xe máy khắp thành phố, len lỏi vào những con hẻm nhỏ cho đến khi mệt thì quay về”, nhạc sĩ chia sẻ về thú vui duy nhất của tuổi già.

Sinh trưởng trong một gia đình mà bố mẹ sớm chia lìa, anh em tan rã, Trương Hoàng Xuân coi vợ và các con là những người thân yêu nhất kề cận bên mình. “Tôi vào đời sớm, năm 16 tuổi đã lo được cho mẹ và hai em gái nhờ đi chơi nhạc tại nhà hàng. 22 tuổi, tôi lấy vợ. Tiền bạc kiếm được bao nhiêu, tôi đem về đưa hết cho vợ nuôi sáu đứa con”, nhạc sĩ tâm sự.

Đời sống hôn nhân không suôn sẻ khi vợ chồng nhạc sĩ bất đồng quan điểm, đặc biệt là việc dạy con. “Tôi nghiêm khắc trong việc giáo dục con bao nhiêu thì vợ dễ dãi bấy nhiêu. Các con không ưa tôi, nói tôi quá khắt khe. Tôi cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình”, Trương Hoàng Xuân cho biết. Năm 2000, mâu thuẫn tới đỉnh điểm buộc ông phải đưa ra quyết định ly hôn. Nhượng lại căn nhà rộng rãi cho vợ con, nhạc sĩ gom góp tiền dành dụm, mua ngôi nhà nhỏ, dọn ra ở riêng.

Một hàng xóm của ông chia sẻ: “Nhạc sĩ sống hiền lành, nhân ái, thậm chí hơi nhút nhát. Bác thường đóng cửa ở cả ngày trong nhà. Thi thoảng có quà biếu của học sinh, nhạc sĩ đều chia sẻ với bà con trong xóm”.

Phòng khách là nơi để xe và nhiều nhạc cụ của nhạc sĩ. Ảnh: vnExpress.net
Phòng khách là nơi để xe và nhiều nhạc cụ của nhạc sĩ. Ảnh: vnExpress.net

Rơi vào cảnh cô đơn mười mấy năm, nhạc sĩ không có ý định cưới người phụ nữ khác. Trong thâm tâm, ông vẫn mong ngày gia đình đoàn tụ.

“Tôi luôn ý thức mình là nhà giáo, phải sống sao cho học trò, đồng nghiệp cũ nể trọng. Hơn nữa, vợ chồng sống với nhau một ngày nên nghĩa, huống chi bà ấy từng mang nặng đẻ đau sinh cho tôi sáu đứa con. Khi xưa tôi ly hôn vì ngoài mâu thuẫn trong việc dạy con, chúng tôi còn nhiều bất đồng khác khó giải quyết. Giờ cô ấy thay đổi nhiều rồi”, nhạc sĩ giải thích về quyết định không tiến thêm bước nữa trong hôn nhân.

Nhạc sĩ mắc một số bệnh gan, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng. Khi trò chuyện, ông thường xuyên thở dốc. Bác sĩ khuyên ông nên nhập viện điều trị. Nhưng vì không yên tâm với sự an toàn của những tài sản tinh thần trong nhà, ông chọn cách uống thuốc và điều trị tại gia.

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân (đeo kính) cùng vợ (thứ hai, từ phải qua) và ba con gái trong lần gặp mặt cách đây 3 năm.  Ảnh: vnExpress.net
Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân (đeo kính) cùng vợ (thứ hai, từ phải qua) và ba con gái trong lần gặp mặt cách đây 3 năm. Ảnh: vnExpress.net

Niềm an ủi và cũng là động lực giúp ông nuôi hy vọng gia đình đoàn tụ những năm gần đây là các con đã phần nào hiểu và đón nhận tình cảm nơi ông. Năm 2012, trước khi sang nước ngoài định cư, các người con tổ chức họp mặt gia đình và mời ông tham dự. “Khi các con trưởng thành, hiểu và thông cảm cho bố cũng là lúc chúng kéo nhau đi xa. Tôi không đi theo vì thấy chỉ có sống ở nơi mình sinh ra, lớn lên mới thật sự thoải mái, dù một mình”.

Nhạc sĩ hớn hở khoe, con gái út và vợ ông có ý định về lại Việt Nam: “Tôi định sửa sang căn phòng trên gác làm chỗ ở khi vợ tôi về nước. Tôi nhắc các con sớm giục mẹ quay về”. Ông nói, đến khi đó ông mới yên tâm vào viện điều trị bệnh vì đã có người chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà nhỏ.

Châu Mỹ

[footer]

Vĩnh biệt nhạc sỹ Thanh Bình (1932-2014)

Thôi rồi còn chi đâu em ơi,
Có còn lại chăng dư âm thôi …

[dongnhacxua.com] chúng tôi xin mượn hai câu đầu trong bản ‘Tình lỡ‘ nổi tiếng của nhạc sỹ Thanh Bình để bắt đầu bài viết vĩnh biệt người nhạc sỹ tài hoa nhưng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Ông đã mãi mãi rời xa “những nẻo đường Việt Nam” (tên một nhạc phẩm nổi tiếng khác của nhạc sỹ Thanh Bình) để về với các bận tiền nhân mà phiêu diêu miền cực lạc!

NHẠC SỸ THANH BÌNH: CUỘC ĐỜI KHÔNG NHƯ TÊN GỌI
(Nguồn: tác giả Minh Nga đăng trên báo Người Lao Động)

Ông về với đất trời khi ước nguyện gặp lại con chưa thành…. Ông đã ra đi tìm sự thanh bình, bỏ lại cuộc đời bể dâu, chất chứa đau buồn

Không biết có phải là điềm báo trước hay không, ca sĩ Ánh Tuyết, người đã đi tìm ông và gần gũi với ông nhất trong những năm tháng cuối đời của ông, cho biết cả đêm đó chị không ngủ được. “Tự dưng tôi thấy nóng ruột, nằm thao thức mãi. Đến khoảng hơn 4 giờ ngày 23-5, tôi nhận được cuộc điện thoại của chị Phượng – cháu ruột ông – nói trong nước mắt: “Cậu đã đi rồi!”.

Một cuộc đời sóng gió

Biết bao người đã chìm đắm trong cảm xúc mỗi khi những câu hát khắc khoải như rút tâm can trong bài Tình lỡ mà chẳng hay biết tác giả của nó là ai. Mãi cho đến khi ca sĩ Ánh Tuyết có bài viết về cuộc đời ông, trước lần tổ chức đêm nhạc quyên góp giúp đỡ ông vào đầu tháng 1 năm nay, nhiều người mới biết đến nhạc sĩ Thanh Bình. Cuộc đời ông không hề “thanh bình” như tên gọi. Cả một đời, ông phải chôn chặt và cất giấu quá nhiều nỗi buồn tủi khi không có được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc riêng trọn vẹn.

Nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết (Ảnh do ca sĩ Ánh Tuyết cung cấp)
Nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết (Ảnh do ca sĩ Ánh Tuyết cung cấp)

Trong đêm nhạc đầu tiên cũng là cuối cùng của đời mình, ông xúc động nói với Ánh Tuyết: “Cả đời tôi chưa bao giờ được ngồi xem đêm nhạc của mình như thế. Bây giờ có chết tôi cũng mãn nguyện rồi!”.

Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, khi Thanh Bình đã là nhạc sĩ, ông chỉ là nhạc công đi đàn dạo. Một lần, ông được bạn bè giới thiệu gặp đàn anh trong nghề để học hỏi. Ấn tượng của ông về Thanh Bình là “một chàng trai đẹp, hào hoa, phong nhã”. Ông chỉ dám đứng xa xa nhìn chứ không dám lại gần. Mãi một thời gian sau, 2 người quen biết nhau, coi nhau như anh em. Thanh Bình đã dạy ông rất nhiều về nghề. Nguyễn Ánh 9 không biết nhiều về đời tư của nhạc sĩ Thanh Bình vì lúc đó, Thanh Bình sống rất khép kín, ít khi chia sẻ chuyện riêng: “Có lẽ anh ấy gặp quá nhiều chuyện buồn trong cuộc sống nên giữ cho riêng mình”. Thanh Bình sáng tác ít, nổi tiếng nhất là ca khúc Tình lỡ do được sử dụng trong phim Nàng. Nguyễn Ánh 9 kể: “Có lần tôi hỏi anh ấy tại sao lại viết nhạc ít vậy, anh ấy nói rằng viết nhạc đâu phải để kiếm tiền. Có cảm xúc thì mới viết được”.

Gặp lại nhạc sĩ Thanh Bình trong đêm nhạc do ca sĩ Ánh Tuyết tổ chức cho ông, sau 30 năm xa cách,nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 buồn thương khi nhìn thấy sự tàn tạ của đồng nghiệp đàn anh. “Thú thật là lúc gặp lại anh ấy, tôi không nhận ra. Thời gian trôi qua, anh ấy đổi thay nhiều nhưng chẳng ngờ từ một chàng trai hào hoa phong nhã ngày nào mà bây giờ anh ấy lại tiều tụy quá”.

Tình duyên bẽ bàng

Đúng như tên gọi ca khúc Tình lỡ nổi tiếng của ông, cuộc tình nào của ông cũng đầy nỗi buồn thăm thẳm. Đời ông không biết bao lần rơi vào cảnh chông chênh, không ít lần tưởng chừng đã chạm tay vào hạnh phúc nhưng rồi lại tan như bọt nước. Ca khúc Tình lỡ chính là câu chuyện tình mà ông viết cho mình, khi duyên tình với người con gái Hải Phòng quá ngắn ngủi. Cô gái bị gia đình ép lấy chồng, ông phải thốt lên bằng những lời ca da diết: “Thôi rồi, còn chi đâu em ơi! Có còn lại chăng dư âm thôi. Trong cơn thương đau men đắng môi…”.

Người đàn bà nên duyên chồng vợ với ông rất xinh đẹp và họ có với nhau một con gái. Đớn đau thay, vợ ông bỏ nhà đi khi con gái mới lên 3 tuổi, một mình ông nuôi con trong muôn vàn khó nhọc. Không ít lần ông tự hỏi: “Yêu nhau là thế, sao bỏ đi quá dễ dàng?”. Ông không muốn nhớ về những ký ức đã đi vào dĩ vãng nhưng ở đời lạ lắm! “Khi không muốn còn gì để nhớ. Là lúc lòng không thể nào quên” (thơ Phan Vũ). Thanh Bình cũng như vậy.

Ông bảo đời cứ ném ông vào khoảng trời cay đắng. Con gái lớn, có chồng nhưng cuộc hôn nhân không trọn vẹn, lại vướng vào vòng lao lý. Người già thường sống nương nhờ con nhưng có ai ngờ một ông già 80 tuổi như nhạc sĩ Thanh Bình lại bị con rể nhẫn tâm bỏ rơi ở bến xe, phải sống vất vưởng 18 ngày ở đó. Đó là một khoảng đời cay nghiệt nhất đối với ông. May nhờ đứa cháu gái gọi ông bằng cậu (chị Phượng) tìm được, đưa ông về và cưu mang đến cuối đời.

Nhắm mắt mà không được gặp con

Trong những năm tháng cuối đời, sống với các cháu trong gian nhà đơn sơ, ông ít khi nhắc lại quá khứ với ai, chỉ tâm sự với ca sĩ Ánh Tuyết mỗi lần chị đến thăm. Người nhạc sĩ tóc đã phai màu vẫn ôm nỗi cô đơn với một biển sầu hiu hắt. Bao nhiêu ngày đợi tháng chờ con mòn mỏi là bấy nhiêu đau buồn, lo lắng không yên. Có nhiều lần chị Phượng thấy ông ngồi khóc một mình, gặng hỏi mãi ông mới nói: “Cậu nhớ con Ngọc (con gái của ông – PV) quá! Không biết bao giờ mới được gặp lại nó đây? Chỉ sợ cậu ra đi mà chưa gặp lại con”. Chị Phượng kể những lá thư chị Ngọc gửi về, ông cất giữ cẩn thận và mang ra đọc đi đọc lại. Mỗi lần đọc là đỏ hoe mắt. “Nhiều lần ông đòi xuống trại giam ở lại với con gái nhưng tôi cứ động viên ông ráng khỏe sẽ đưa ông đi gặp con. Ông nghe vậy, ngày nào cũng chờ đợi, trông ngóng” – chị nói.

Ca sĩ Ánh Tuyết cũng không ít lần hứa sẽ dẫn ông đi thăm con gái nhưng đều lỗi hẹn. Chị đang liên lạc mọi cách để chị Ngọc về gặp cha lần cuối. Chị cũng hứa sẽ thực hiện cho ông một album kỷ niệm, tập hợp tất cả những sáng tác của ông nhưng tất cả giờ đều dang dở…

[footer]

Nhạc sỹ Thăng Long (1936-2008): Quen Nhau Trên Đường Về

Đối với nhiều quý vị yêu nhạc xưa thì cái tên ‘nhạc sỹ Thăng Long’ có thể hãy còn xa lạ. Tuy nhiên riêng với những ai sinh ra và lớn lên trước năm 1975 ở miền Nam thì nhạc phẩm ‘Quen nhau trên đường về’ qua giọng ca của ca sỹ Minh Hiếu dưới đây sẽ gợi lại nhiều hoài niệm về dòng nhạc quen thuộc một thời. Đó chính là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sỹ Thăng Long mà [dongnhacxua.com] muốn giới thiệu hôm nay.

Nhạc sỹ Thăng Long tên thật là Nguyễn Văn Thành. Ông sinh năm 1936 ở Hải Dương. Ông mồ côi mẹ ngay khi vừa chào đời và đến năm 15 tuổi thì ông lại mồ côi cha. Một mình lang bạt giang hồ. Cuộc đời đưa đẩy ông vào Sài Gòn với công việc mưu sinh bằng cây đàn guitar cùng một nghệ sỹ mù. Ông sáng tác ‘Quen nhau trên đường về’ cuối thập niên 1960 trong một lần lang thang ra chợ Bến Thành. Ngày ấy ga xe lửa ở chợ Bến Thành vẫn còn hoạt động (khác với ga Hoà Hưng). Ông tình cờ nhìn thấy một cô gái và một chàng trai (có lẽ là một quân nhân) ở bến ga. Cô gái với mái tóc dài làm nhạc sỹ liên tưởng đến một người con gái miền sông Hương núi Ngự. Rồi ngay lúc đo ông nghe văng vẳng đâu đó tiếng kèn của một đám ma vang lên một giai điệu buồn: tàng tang táng … Thế là cảm xúc và giai điệu ập đến với để ông cho ra đời ‘Quen nhau trên đường về’.

Ảnh bìa nhạc: QuanNhacVang.com

Sau năm 1975, số phận đẩy đưa nhà nhạc sỹ của chúng ta phải cơ cực để mưu sinh kiếm sống. Ông trôi dạt về tận Sóc Trăng và sống một cuộc đời đạm bạc, khó nghèo như trong một đoạn video clip về ông trong Paris By Night 91, thực hiện cuối năm 2007 đầu năm 2008.

Ông mất vào ngày 30/03/2008 tại Sóc Trăng. [dongnhacxua.com] xin mượn bài viết này như một lời tri ân với nhạc sỹ Thăng Long, ‘người nhạc sỹ giang hồ’ đã cống hiến cho đời nhiều giai điệu đẹp. Cầu chúc linh hồn ông mau về chốn vĩnh hằng!

Xem thêm: Wikipedia

[footer]