Vĩnh biệt nhạc sỹ Trần Trịnh (1937-2012)

Trần Trịnh | Vĩnh biệt || 18/10/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

[dongnhacxua.com] xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến của nhà nhạc sỹ đáng kính của chúng ta. Mong linh hồn ông mau về cõi vĩnh hằng!

Source: CoThomMagazine

[footer]

Nhạc sỹ Chung Quân (1936-1988) & Làng tôi

Nhạc sỹ Chung Quân là một trong số những nhạc sỹ chỉ để lại cho đời một vài tác phẩm nhưng lại là những sáng tác để đời. Tác phẩm mà Dòng Nhạc Xưa muốn nói đến là “Làng tôi”, một nhạc phẩm đẹp từ giai điệu đến ca từ.

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ CHUNG QUÂN
(Nguồn: Wikipedia)

Nhạc sỹ Chung Quân. Ảnh: hopamviet.vn

Chung Quân tên thật là Nguyễn Đức Tiến, sinh năm 1936.

Năm 1952, khi mới 16 tuổi, bản Làng tôi của ông đã giành được giải của công ty điện ảnh, tuồng cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp hoa, một trong số ít những phim Việt Nam thực hiện trong thời kỳ này.

Năm 1954, Chung Quân cùng gia đình di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và danh tiếng của Làng tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trãi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trãi, Chung Quân là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc…

Cũng khoảng thời gian 1955 – 1956, ông có soạn bản hợp xướng Sông Bến Hải, theo một vài ý kiến thì đó là một trường ca có giá trị nghệ thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng rãi.

Theo một vài bài viết của các học trò nhạc sĩ Chung Quân thì trước 1975, ông từng học tại New York, sau đó tốt nghiệp tiến sĩ văn chương tại Anh.

Sau năm 1975 ông ở lại Việt Nam và qua đời vào năm 1988.

Lê Tấn Quốc: Tiếng kèn từ vùng tăm tối

Lê Tấn Quốc | Nghệ Sỹ & Đời Sống | Trường Kỳ || 23/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Nếu có dịp nghe những bản hòa tấu saxo của nhạc sỹ Lê Tấn Quốc giữa không gian thanh vắng của Sài Gòn về đêm thì quý vị mới thấy hết sự da diết và sâu lắng trong từng làn hơi của người nhạc sỹ khiếm thị này. [dongnhacxua.com] xin trân trọng gởi đến bạn yêu nhạc bài phỏng vấn của cố ký giả Trường Kỳ với nhạc sỹ Lê Tấn Quốc trong một chuyên mục “Nghê Sỹ & Đời Sống” cách đây ít lâu. Source: VOA

 Mời quí vị bấm vào đường dẫn để nghe toàn bộ bài viết.

Trong sinh họat về đêm ở Sài Gòn, trước cũng như sau năm 75, Lê Tấn Quốc là một nhạc sĩ sử dụng kèn được nhiều nguời biết tới. Một phần vì sự điêu luyện của anh qua các lọai kèn saxo, nổi bật hơn cả là Tenor sax. Phần khác, anh là một nhạc sĩ khiếm thị, nhưng tài nghệ đã khiến nhiều người trong nghề nể phục. Và cũng do đó mà cuộc hôn nhân giữa anh và nữ ca sĩ Họa Mi đi tới đổ vỡ. Câu chuyện gia đình giữa một nhạc sĩ kèn khiếm thị và nữ ca sĩ nổi tiếng này đã có một thời kỳ gây ồn ào dư luận. Câu chuyện được Lê Tấn Quốc trình bày rõ hơn qua bài viết này.

 Lê Tấn Quốc sinh tại Sài Gòn năm 1953. Song thân anh có 7 người con, không kể một số con riêng của cha anh với 2 đời vợ trước. Lê Tấn Quốc còn có hai người anh cũng là những nhạc sĩ quen thuộc của các vũ trường Sài Gòn từ rất lâu, biệt danh là Paul và Jacques.

  web_le_tan_quoc.jpg

 Nghệ sĩ Lê Tấn Quốc

Lê Tấn Quốc theo học nhạc với nhạc sĩ Sáu Già khi mới lên 11 tuổi. Thoạt đầu, Lê Tấn Quốc được chỉ dẫn về sáo, rồi sau mới chuyển qua saxophone soprano, rồi đến alto trước khi khởi sự đi làm với cây Tenor sax khi 15 tuổi cho một club Đại Hàn trên đường Duy Tân.  Cây kèn Tenor Sax đầu tiên trong đời anh do một người cậu cho mượn để mua lại từ nhạc sĩ Xuân Khuê.  Đó là một kỷ niệm anh không sao quên được sau 40  năm lăn lộn trong nghề. Thời gian mới vào nghề, nhờ được học hỏi thêm nơi những cây kèn đàn anh như  Xuân Tiên, Lâm Thoại Nguyên, vv… tài nghệ của Lê Tấn Quốc  càng ngày càng tỏ ra điêu luyện. Nơi cộng tác kế tiếp của anh là phòng trà Văn Hoa, do nhạc sĩ Bảo Thu khai thác. Song song với vai trò nhạc công tại các phòng trà, Lê Tấn Quốc theo học trung học tại trường Kiến Thiết cho đến khi có được mảnh bằng Tú Tài 2. Lê Tấn Quốc cho biết anh muốn theo học ngành Y thay vì học Văn Khoa. Nhưng lúc đó đôi mắt anh đã bắt đầu có dấu hiệu xấu… Lê Tấn Quốc buộc phải bỏ học dở dang.

 Bệnh mắt của Lê Tấn Quốc được giới Y Khoa trong nước gọi là Viêm Võng Mạc Sắc Tố. Anhø chỉ còn thấy lờ mờ. Những năm sau này bệnh trở nặng hơn. “Làm việc trong  vũ trường tối hù, chỉ thấy nhá nhem bóng đèn. Hồi xưa thì còn thấy được như vậy. Nhưng bây giờ thì không. Hồi làm ở quán Thanh Niên suốt 13 năm, nhìn đèn xanh đỏ thì thấy mờ mờ mà không thấy khách ngồi.”

Cà phê Thanh Niên có chương trình ca nhạc hàng đêm cho đến cách đây hơn 2 năm. Gần đây anh được chủ nhân nhà hàng này mời về chơi trong một ban nhạc gồm 4 người trong chương trình nhạc hòa tấu vào mỗi đêm tại nhà hàng Maxim’s Nam An cho đến nay.

Lê Tấn Quốc còn cho biết thêm anh lập gia đình với Họa Mi năm 1976, qua năm 77 có con trai đầu  lòng anh vẫn có thể chạy xe gắn máy được. Lê Tấn Quốc quen Họa Mi vào năm 76 khi cả hai cùng là nghệ sĩ của đoàn văn nghệ Kim Cương. Quốc là thành viên của ban nhạc “The Shotguns” của đoàn, được tăng cường thêm 3 nhạc sĩ kỳ cựu là Xuân Tiên, Lâm Thoại Nguyên và Đặng Công Hiền. Trong khi Họa Mi là ca sĩ với Sơn Ca, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Thanh Phong, Phương Đại, Thái Châu, Thanh Lan, vv…

web_le_tan_quoc2.jpg

Lê Tấn Quốc (trái) và Trường Kỳ

Lê Tấn Quốc làm với ban Kim Cương từ 75 đến 82, sau đó về Câu Lạc Bộ  của Hội Văn Nghệ Thành Phố cùng làm việc với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong thới gian bắt đầu có những tụ điểm ca nhạc. Sau đó về nhà hàng Maxim’s với 3 cha con Hoàng Liêm và Huỳnh Háo, Duy Hải và một số giáo sư nổi tiếng ở trường nhạc. Qua 85 anh về làm tại câu lạc bộ chợ Đũi (địa điểm của Trung Tâm Thương Nghiệp Quận 3) trong suốt 3 năm với Bảo Chấn và một số nhạc sĩ thành ban nhạc hòa tấu đầu tiên ở Sài Gòn dưới tên Thanh Xuân. Ban nhạc này từng nhiều lần đọat huy chương vàng về hòa tấu. Sau đó anh về cộng tác với vũ trường trên lầu Intershop tại thương xáø Crystal Palace.

Đến tháng giêng năm 88, Họa Mi sang Pháp trình diễn. Sau đó, Họa Mi đã quyết định ở lại và không hề báo cho Quốc biết trước quyết định này…

Lê Tấn Quốc tâm sự thêm là sau khi Họa Mi ra đi, anh biết là cuộc sống hôn nhân của anh đã chấm dứtù: “Khi Họa Mi đi coi như xong rồi, coi như tan vỡ rồi. Đó là định mệnh”. Và khi biết Họa Mi không trở lại Việt Nam: “Lúc đó mình thấy cũng hụt hẫng lắm. Đi làm về thấy 3 đứa con nằm ngủ lăn lóc rất tội nghiệp.”

Lê Tấn Quốc cho rằng Họa Mi đi Pháp ở là do tình trạng kinh tế khó khăn của gia đình chứ không có lý do gì khác. Vì sau đó vợ anh cũng đã hoàn tất thủ tục cho chồng con cùng sang đoàn tụ tại Pháp.

 Năm 1990, Lê Tấn Quốc cùng 3 con sang Pháp với Họa Mi. Vấn đề đầu tiên là hai người tìm cách chữa trị bệnh mắt của anh. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cho biết họ cũng bó tay.

 Sau vài tháng ở Pháp, Họa Mi đề nghị làm thủ tục để Quốc được hưởng qui chế tỵ nạn, nhưng Quốc nhất định từ chối, anh quyết định quay trở lại Việt Nam.  Anh cũng không giấu diếm những mặc cảm của mình. Anh cho biết sẽ chỉ ở lại nếu mắt của mình có thể chữa được. Anh nói: “Tới bây giờ em chưa bao giờ ân hận vì đã trở về. Em để các con ở lại cho chúng nó ăn học”.

 Lê Tấn Quốc quay trở lại Sài Gòn vào cuối năm 1990, để lại 3 con sống với Họa Mi. Con trai lớn của 2 người năm nay 31 tuổi và đã có gia đình, người con trai kế 27 tuổi và cô  con gái út năm nay 24.

 Lê Tấn Quốc cũng cho biết Họa Mi đã không giấu diếm khi tâm sự với anh là có cảm tình với một người Việt lớn hơn chị 12 tuổi trong thời gian sống ở Pháp. Người này là giám đốc một công ty sản xuất kem và bánh ngọt. Anh mừng cho Họa Mi đã gặp được một người tốt.

Ba năm sau khi trở về Việt Nam, Lê Tấn Quốc cũng tìm đựợc nguồn hạnh phúc mới khi lập gia đình vào năm 1993 và có thêm 2 con với người vợ sau. Còn Họa Mi cũng bước thêm bước nữa với người kia và họ có với nhau 1 đứa con.

 Năm 96, Họa Mi cùng người chồng mới tên Đặng Thái Khanh về thăm Việt Nam và ghé thăm anh. Sau đó, vợ chồng Lê Tấn Quốc và vợ chồng Họa Mi đã trở nên rất thân thiết: “Họa Mi về đây với ông kia. Ngày nào cũng lại ăn cơm chung.  Rồi còn cùng nhau đi Vũng Tàu, chỗ nọ chỗã kia… Bà này chở bà kia đi chợ, đi mua sắm khiến lối xóm ngạc nhiên quá chừng…”

 Bây giờ họ vẫn thường xuyên liên lạc với nhau.

 Đêm đêm Lê Tấn Quốc vẫn xách cây kèn Tenor Sax đi làm đều đặn trong một cuộc sống êm ấm và hạnh phúc. Anh mang những tiếng kèn đó làm những lời tâm sự của chính  mình. Tiếng kèn khi bổng, khi trầm. Khi réo rắt, khi nức nở, lúc nghẹn ngào thoát ra từ tâm tư anh, từ vùng tối mênh mông, sâu thẳm.

[footer]

Trường ca Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) – Phần 3: Tiếng Cửu Long

Trường ca | Phạm Đình Chương || 16/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Trong phần ba (cũng là phần kết), bối cảnh là sông Cứu Long hình thành vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trù phú. Ảnh bìa: vietstamp.net

 

Nghe Tiếng Cửu Long do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)

Source: NhacCuaTui.com

[footer]

Trường ca Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) – Phần 2: Tiếng Sông Hương

Trường ca | Phạm Đình Chương || 04/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Trong phần hai, bối cảnh là dòng sông Hương hiền hòa uốn quanh cố đô Huế. Ảnh bìa: vietstamp.net

Nghe Tiếng Sông Hương do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)

Source: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NvOeLvfOoC

[footer]

Trường ca Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) – Phần 1: Tiếng Sông Hồng

Trường ca | Phạm Đình Chương || 04/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Nét nhạc tài hoa của nhạc sỹ Phạm Đình Chương đã để lại cho tân nhạc Việt Nam một bản trường ca đặc sắc Hội Trùng Dương lấy cảm hứng từ 3 con sông lớn tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong phần một, bối cảnh là dòng sông Hồng hình thành nên đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh bìa: vietstamp.net

Nghe Tiếng Sông Hồng do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)

Source: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Kg-x1xyPn3

 [footer]

Vĩnh biệt nhạc sỹ Lữ Liên (1918-2012)

Như vậy là một trong những nhạc sỹ gạo cội của làng tân nhạc Việt Nam đã ra đi: nhạc sỹ Lữ Liên, linh hồn của tam ca trào phúng AVT, người đã có công rất lớn trong việc đưa hình ảnh chiếc đàn cò của Việt Nam giới thiệu với công chúng năm châu, người đặt lời cho nhiều ca khúc nước ngoài nổi tiếng đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8/7 tại California, hưởng thọ 92 tuổi. Dòng Nhạc Xưa xin chúc linh hồn ông mau về chốn vĩnh hằng.

Nhạc sỹ Lữ Liên.

Nhạc sỹ Lữ Liên cũng là thân phụ của các nghệ sỹ Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích, Bích Chiêu, Lan Anh, Thúy Anh và cố ca sỹ Anh Tú. Mong các ca sỹ sớm vượt qua nỗi đau này!

Nhân đây mời các bạn xem lại lần xuất hiện trước công chúng sau cùng của nhạc sỹ Lữ Liên cùng với bạn diễn là nhạc sỹ Hoàng Thi Thao, cháu của cố nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ trong chương trình Paris By Night 81 ‘Âm nhạc không biên giới’ tổ chức vào tháng 04/2006

Màu Tím Hoa Sim do nhạc sỹ Song Ngọc phổ nhạc

Tiếp nối mạch cảm xúc của những bài hát lấy cảm hứng từ bài thơ bất hủ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bản “Màu tím hoa sim” do nhạc sỹ Song Ngọc phổ thơ. Ảnh bìa: hcmutrans.edu.vn

[footer]

Nhật ký đời tôi (Thanh Sơn)

Thanh Sơn || 11/04/2012 | DongNhacXua.com ||  

Để tưởng nhớ nhạc sỹ Thanh Sơn vừa mất, chúng tôi gởi đến bạn yêu nhạc bản nhạc “Nhật ký đời tôi”. Ảnh bìa nhạc: vietstamp.net

DongNhacXua.com mong nhận được hồi âm của bạn yêu nhạc.

Lương Y Hòa
hoa@dongnhacxua.com

* Xin vui lòng ghi chú nguồn DongNhacXua.com khi trích dẫn toàn bộ hoặc một phần bài viết này.

Nhạc sỹ Thanh Sơn: đời ai không một lần

Saigon, 09/04/2012 – DongNhacXua.com || Thanh Sơn | Vĩnh biệt

Sáng nay, 09/04/2012, trong giai điệu quen thuộc của những ‘Nỗi buồn hoa phượng’ hay ‘Nhật ký đời tôi’, cùng với gia quyến, người thân, người yêu nhạc, DongNhacXua.com đã kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa nhạc sỹ Thanh Sơn về nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa ở trang Bình Dương.

Nhạc sỹ Thanh Sơn và vợ lúc trẻ. Ảnh: TienPhong.vn

Vẫn biết đời người không ai thoát ra khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” – “đời ai không một lần” như chính lời của bản “Nhật ký đời tôi” bất hủ. Thế nhưng sự ra đi của nhạc sỹ Thanh Sơn đã để lại nhiều luyến tiếc cho công chúng yêu dòng nhạc trữ tình mà ông là một đại diện xuất sắc.  Chúng tôi mong linh hồn ông mau về chốn vĩnh hằng!

DongNhacXua.com mong nhận được hồi âm của bạn yêu nhạc.

Lương Y Hòa
hoa@dongnhacxua.com

* Xin vui lòng ghi chú nguồn DongNhacXua.com khi trích dẫn toàn bộ hoặc một phần bài viết này.