Âm Nhạc Thời Covid-19: Nước Chúa Ở Đâu (Giao Tiên – Lưu Trọng Văn)

Trong những tháng ngày Sài Gòn oằn mình chống cơn đại dịch coronavirus, không ít tu sỹ nam nữ từ nhiều dòng tu khác nhau đã quảng đại dấn thân, giúp đỡ của cải vật chất cũng như động viên tinh thần cho bà con đang gặp khó khăn chồng chất.

Trong số đó, tinh thần phục vụ và sự hy sinh cao đẹp của soeur Maria Trần Ngọc Thảo Linh đã để lại một niềm thương tiếc và cảm phục lớn lao, không chỉ với các tín hữu Công Giáo mà còn bởi hàng triệu đồng bào khắp nơi.

Nguồn: http://giaoxutanviet.com/cau-nguyen-cho-sr-maria-tran-ngoc-thao-linh/

Trong tâm tình đó, nhà thơ Lưu Trọng Văn đã viết nên những dòng thơ thật đẹp như một lời cầu nguyện cho linh hồn Maria vui hưởng trọn vẹn hạnh phúc trong Nước Chúa (Nguồn: Facebook Lưu Trọng Văn)

Nước Chúa ở đâu?
MA SOEUR MARIA TRẦN NGỌC THẢO LINH 32 tuổi vừa về nước Chúa… do nhiễm virus corona khi tình nguyện giúp dân trong đại dịch. AMEN!
 
Thảo Linh ơi, nước Chúa ở đâu?
Anh không biết nước Chúa ở đâu, nơi em về
Nhưng anh biết có một miền quê
đang mùa lúa chín
Không tiếng chuông nhà thờ
Không lời cầu nguyện
Có một kẻ lang thang là anh
đang khóc thương em
 
Nước Chúa ở đâu em vụt bay như một thiên thần
Anh chẳng kịp
Gửi theo chút hương đồng cỏ dại
Cái mùi cỏ muôn đời con gái
Một thời nuôi hương tóc em
 
Nước Chúa ở đâu, ở đâu Thảo Linh ơi?
Em hãy cắp cả nụ cười bay đi
Đừng để lại
Nụ cười ấy nếu em để lại không cùng em bay về nước Chúa
Buồn lắm em à
Bầu trời nước Chúa
sẽ thiếu vầng trăng
 
Nước Chúa ở đâu? Nước Chúa ở đâu?
Đêm nay nhìn lên bầu trời
Anh thấy nước Chúa rồi
Nơi ấy
Một vầng trăng.
đọc thêm

Âm Nhạc Thời Covid-19: Gởi Vô Nam (Hồ Tấn Vũ)

Giữa bao bộn bề khó khăn của người dân Sài Gòn nói riêng và khắp các tỉnh thành Miền Nam thân yêu nói chung trong cuộc chiến chống lại con virus covid, chúng ta vẫn thấy ấm lòng vì tình người Việt Nam đùm bọc thương yêu nhau. Nhiều khi chỉ là vài trái bầu, vài chục trứng gà, đôi đòn bánh tét mà sao thấy gần gũi và ấm áp tình người.

Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề “Âm Nhạc Thời Covid-19” bằng một ca khúc rất mới của nhạc sỹ không chuyên Hồ Tấn Vũ, một phóng viên báo Tuổi Trẻ. Trong một phút giây chạnh lòng nghĩ về tình cảnh dân mình phải chịu bao khốn đốn giữa mùa dịch, anh cầm đàn guitar ngân nga giai điệu và cho ra đời nhạc phẩm sâu lắng: ‘Gởi Vô Nam’.

Xem thêm: https://vnexpress.net/anh-tuyet-hat-ve-tam-long-mien-trung-gui-sai-gon-4333073.html

B’lao & Dấu Ấn Nhạc Trịnh

Địa danh B’lao mà ngày nay là Thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi mà Trịnh Công Sơn đã về dạy học sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Quy Nhơn. Mặc dù chỉ dừng chân nơi đây độ 3 năm (từ 1964 – 1967) nhưng mảnh đất đèo heo hút gió cũng đã ghi lại nhiều dấu ấn trong lòng nhà nhạc sỹ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một nét chấm phá trong hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn ở mảnh đất B’lao gió núi.

Dấu ấn Trịnh qua miền đất này – Kỳ 4: Anh trưởng giáo ở góc núi B’Lao

Nguồn: bài viết của tác giả Trần Ngọc Trác đăng trên TuoiTre.vn ngày 31/03/2021

TTO – Trịnh Công Sơn tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn và được điều về Ty tiểu học Lâm Đồng (tỉnh lỵ đặt tại B’Lao, nay là thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vào tháng 8-1964.

Ông trưởng giáo Trịnh Công Sơn (bìa phải) cùng các đồng nghiệp ở B’Lao 1964. Ông Nguyễn Thanh Ty (người ngồi sau bên trái) – Ảnh tư liệu của Nguyễn Thanh Ty
đọc thêm

Âm Nhạc Thời Covid-19: Đừng Đi Ra Ngoài Phố

Hôm nay là ngày thứ ba tính từ hôm 9/7/2021 khi người dân Sài Gòn tự cách ly để cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh đang bùng phát dữ dội trong vài tuần nay. Mong tất cả chúng ta hãy biết hy sinh những niềm vui tưởng chừng như rất đơn giản như “ra ngoài phố”, đến bên “ghế đá công viên” thân thuộc để ngắm “chiều bỡ ngỡ bơ vơ”.

Một điều thú vị là trong hoàn khó khăn, người Sài Gòn vẫn lạc quan nhìn về một ngày mai tươi đẹp, tràn đầy hy vọng như lời kết trong bản nhạc chế của ca sỹ Lê Vỹ: thành phố cũ, người quen xưa, còn đó ngày ngày mai, ngày mai sẽ trở lại.

Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép giới thiệu một ‘phiên bản’ rất khác của “Người Ngoài Phố” mà ca sỹ Lê Vỹ chế lại từ giai điệu bất hủ mà nhạc sỹ Anh Việt Thu đã sáng tác trong một chiều cuối năm 1972 đầy tâm trạng.

Lê Vỹ cho biết anh hát bài nhạc chế này theo phong cách Tuấn Vũ với thông điệp kêu gọi mọi người chung tay ở nhà chống dịch Covid-19.

Ca sỹ / MC Lê Vỹ. Ảnh: thegioidienanh.vn

Lê Vỹ là con út trong một gia đình có 6 anh chị em. Kinh tế gia đình không mấy khá giả nhưng anh vẫn được cho ăn học đến nơi đến chốn. Anh tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế nhưng dấn thân vào Sài Gòn sinh sống và phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: https://thegioidienanh.vn/mc-ca-si-le-vy-to-chuc-dem-nhac-tuong-nho-me-va-ra-mat-quy-tu-thien-tinh-me-39003.html

Âm nhạc thời covid-19: Sài Gòn Tôi Sẽ

Hôm nay là ngày 10/7/2021, cũng là mùng 1 tháng 6 AL. Sài Gòn vào ngày thứ hai của đợt cách ly quyết liệt. Tối qua chúng tôi có việc phải làm một vòng qua các con phố và không khỏi chạnh lòng rơi nước mắt khi chứng kiến khung cảnh vắng lặng, tiêu điều đến lạnh người. Bao nhiêu công sở, hàng quán phải đóng cửa. Bao nhiêu gia đình, bao nhiêu mảnh đời biết sống sao đây giữa cơn sóng gió.

Dòng Nhạc Xưa mong tất cả bà con chung tay với các lực lượng tuyến đầu, mau chóng dập tan cơn dịch để Sài Gòn của chúng ta lại sẽ ‘tái sinh rạng ngời’ như lời của một sáng tác rất mới của “Thầy giáo tiếng Anh 9X” Nguyễn Thái Dương.

“Tôi là người Sài Gòn, thành phố đã nuôi tôi lớn cho tới hôm nay. Vùng đất này có biết bao điều đáng yêu. Ngoài biết ơn, Sài Gòn trong tôi còn là sự tự hào, kiêu hãnh nữa. Tôi sáng tác bài hát này chỉ mới vài ngày gần đây tôi, trong khoảng 2 tiếng đồng hồ là hoàn thành ghi hình ở nhà rồi đăng luôn. Có lẽ trong một khoảnh khắc, khi cảm xúc trong mình đủ chín muồi thì mọi thứ bị dồn nén được bật ra rất nhanh. Phần âm nhạc cũng khá đơn giản như những sáng tác từ trước tới nay của tôi” – Thái Dương nói với Tuổi Trẻ Online về ca khúc mới.

đọc thêm

Âm Nhạc Thời Covid-19: Một Mai Giã Từ Covid & Thành Phố Buồn

Hôm nay là ngày đầu tiên Sài Gòn bắt đầu đợt cách ly quyết liệt nhất trong năm thứ 2 mùa Coronavirus. Một thành phố nhộn nhịp, đầy sức sống bỗng dưng vắng lặng, trống vắng đến lạ thường. Là một công dân, chúng ta có trách nhiệm tuân thủ quy định của chính quyền nhưng là một người con của đất Sài Gòn, tôi cũng như anh chị em không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng đang diễn ra ngay trên Thành Phố thân yêu.

Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép mượn một bản nhạc chế của kênh Nguồn Thiêng trên Youtube để góp vui cho mọi người gần xa được khuây khỏa đôi chút trước nỗi đau mùa dịch.

Nhạc ngoại lời Việt: Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu

Chúng tôi đã có bài giới thiệu bản “Trưng Vương – Khung Cửa Mùa Thu” do nhạc sỹ Nam Lộc đặt lời Việt từ giai điệu đẹp của một tác phẩm ngoại quốc: Tell Laura I Love Her. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục gởi thêm nhiều thông tin thú xung quanh nhạc phẩm bất hủ này.

đọc tiếp

Lam Phương & Những Cuộc Tình Vây Quanh

Là một nhạc sỹ tài hoa và có tâm hồn lãng mạn, dễ rung cảm trước cái đẹp, nhạc sỹ Lam Phương không tránh khỏi những rung động của con tim trong cuộc đời thăng trầm của một người nghệ sỹ. Lại sinh ra trong một giai đoạn đầy biến động của thời cuộc, là chứng nhân của bao biến cố trên quê hương Việt Nam, Lam Phương đã để lại nhiều tuyệt phẩm mà trong đó chúng ta thấy thấp thoáng hiện lên nhiều bóng hồng đã đi qua cuộc đời nhà nhạc sỹ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết đầy đủ và chân thật của nhà văn, MC Nguyễn Ngọc Ngạn, một người em thân yêu, người bạn thâm niên trong sinh hoạt văn nghệ hơn 50 năm của Lam Phương.

Lam Phương & Những Cuộc Tình Vây Quanh qua lời kể của Nhà văn / MC Nguyễn Ngọc Ngạn.

Âm nhạc thời Covid-19: Xin (Đoàn Vi Hương)

Ca khúc với nhan đề chỉ có một chữ ‘Xin’ là sáng tác mới nhất của nữ nhạc sỹ Đoàn Vi Hương viết về thảm họa coronavirus. Qua tiếng hát trong trẻo của cô bé 13 tuổi Celine Thiên Ân, từng lời ca hòa quyện với giai điệu da diết như những lời an ủi vỗ về tất cả chúng ta vững tin, cùng nắm tay nhau bước qua cơn đại dịch. Dòng Nhạc Xưa rất vui khi có dịp giới thiệu nhạc sỹ Đoàn Vi Hương và tiếng hát Celine Thiên Ân đến quý vị yêu nhạc khắp nơi.

Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát động viên mọi người chống Covid-19

(Nguồn: bài viết của tác giả Vạn Phát đăng trên NgoiSao.net ngày 2020-04-29)

Ca khúc “Xin” (Pray) do ca sĩ gốc Việt 13 tuổi Celine Thiên Ân thể hiện, truyền thông điệp cổ vũ y bác sĩ và người dân đang gồng mình chống dịch.

“Xin” (Pray) nhắn gửi thông điệp về niềm tin, hy vọng giữa đại dịch. Ảnh: NgoiSao.net

Xin có ba phiên bản tiếng Anh, Việt, Tây Ban Nha, do nhạc sĩ gốc Việt – Đoàn Vi Hương sáng tác. Lời ca ý nghĩa, thời điểm ra mắt hợp lý và phần thể hiện của giọng ca nội lực, trong trẻo Celine Thiên Ân giúp ca khúc lan tỏa nhanh. Sau vài ngày đăng tải, Xin nhận hàng chục nghìn lượt nghe trên các kênh trực tuyến. Hiện nhạc phẩm được phát sóng rộng rãi trên các kênh truyền hình và radio tại Mỹ, trong đó có Saigon TV, VNA TV, VGN TV, VietMedia TV…

ĐỌC TIẾP

Âm nhạc thời Covid-19: Cười lên Việt Nam (Nguyễn Thanh Bình)

Ra đời khá sớm, đầu tháng 03/2020, khi Hà Nội công bố ca nhiễm coranavirus đầu tiên, nhạc sỹ Nguyễn Thanh Bình dường như đã tiên liệu được cuộc chiến phía trước sẽ rất cam go nên anh mong muốn gởi lời tri ân đến các bác sỹ, những tình nguyện viên ở tuyến đầu chống dịch qua ca khúc ‘Cười lên Việt Nam’ do chính anh sáng tác. Dòng Nhạc Xưa xin được phép giới thiệu rộng rãi nhạc phẩm này đến người yêu nhạc xa gần.

Nhạc sĩ khiếm thị sáng tác về Covid-19

(Nguồn: bài viết của tác giả Hiểu Nhân đăng trên vnExpress.net ngày 2020-03-24)

Nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Thanh Bình viết ca khúc “Cười lên Việt Nam” cổ động tinh thần chống Covid-19.

Lời ca khúc hoàn thành trong đêm Hà Nội công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên 6/3. Nhạc sĩ mong muốn qua âm nhạc gửi lời cảm ơn đến đội ngũ bác sĩ, những người ở tuyến đầu chống dịch. Phần điệp khúc cổ vũ tinh thần lạc quan, đoàn kết: “Vì ta luôn bên nhau, kề vai sát cánh đi lên phía trước/ Bằng những khát khao của cả dân tộc, hàng triệu trái tim hòa nhịp yêu thương/ Bình minh thắp sáng trên môi em cười, và ta sẽ có thêm bao ngày yêu. Việt Nam hãy cười lên”. Thanh Bình nói: “Tôi muốn góp chút sức nhỏ của bản thân tới cộng đồng trong lúc dịch diễn biến phức tạp”.

đỌC TIẾP