Những đôi mắt mang hình viên đạn (Trần Tiến)

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc năm 1979 bằng cách này hay cách khác đã đi vào thơ nhạc như những chứng nhân sống động cho một giai đoạn cam go của dân tộc. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày các chiến sỹ Việt Nam đã anh dũng chống lại ngoại xâm, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm hào hùng của nhạc sỹ Trần Tiến: Những đôi mắt mang hình viên đạn.

Tác giả “Những đôi mắt mang hình viên đạn”: Con người không nên có biên giới

(Nguồn: bài viết của tác giả N. Huyền đăng trên infonet.vn ngày 2019-02-18)

“Bóng hình những người chạy về và những người cầm súng đi ngược ra biên giới ám ảnh tôi. Đó là những chất xúc tác để “Những đôi mắt mang hình viên đạn” hoàn thành sau hai tiếng ngày hôm sau. Nhưng phải hai năm sau, Hà Nội mới được nghe”, nhạc sĩ Trần Tiến nói.

Chia sẻ với phóng viên Infonet, Nhạc sĩ Trần Tiến cho hay, ngày hôm qua (16/2) ông cùng với đoàn văn nghệ sĩ  hơn 30 người trong đó có nhà thơ Nguyễn Duy, nhạc sĩ Nguyễn Cường… đã trở lại chiến trường xưa biên giới phía Bắc, nơi cách đây 40 năm tiếng súng đầu tiên đã nổ ra bắt đầu cho một cuộc chiến.

Trong đêm qua, đoàn văn nghệ sĩ đã có buổi giao lưu với những cựu cán bộ, quân dân Lạng Sơn đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Qua điện thoại, khi ông trả lời phóng viên câu hỏi “cảm xúc” về buổi giao lưu thì giọng ông trùng lại nói vỏn vẹn hai từ “xúc động!”.

Nhạc sĩ Trần Tiến
đỌC tiếp

Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa – Sơn Tùng)

Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ mộc mạc đã đi vào thơ văn như một biểu tượng đẹp cho nét thanh lịch, dung dị, và chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam. Trong tâm tình đó Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Gủi em chiếc nón bài thơ” nổi tiếng của nhạc sỹ Lê Việt Hòa với ý thơ của nhà văn Sơn Tùng.

Đi tìm nguồn gốc chiếc “nón lá xứ Nghệ” nức danh một thời

(Nguồn: bài viết của tác giả Thùy Vinh đăng trên BaoNgheAn.vn ngày 2019-02-13)

Ít ai biết rằng, chiếc “nón lá bài thơ” gắn với hình ảnh xứ Huế lại có nguồn gốc bắt đầu từ mảnh đất Nghệ An nắng gió, đã từng được đi vào thi ca một thời.

Nhỏ xinh một bóng mát, chở che cho mẹ, cho chị ra ruộng, xuống chợ, lên rừng. Ảnh: Lê Thắng
Đọc tiếp

Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng)

Nếu phải chọn một nhạc phẩm vui tươi về mùa xuân, người yêu nhạc chắc sẽ không ngần ngại nêu tên bản ‘Điệp khúc mùa xuân’ của Quốc Dũng. Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếp ca khúc xuân nổi tiếng này.

Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Tản mạn về “Điệp khúc mùa xuân”

(Nguồn: https://www.facebook.com/TinhCaMuonThuo)

Ánh mắt mơ trông nơi xa vời
Chở mùa Xuân đến đem nguồn vui ….

Đọc tiếp

Mùa xuân trên cao (Trầm Tử Thiêng)

Khi đất trời vào xuân, cỏ cây như khoát một chiếc áo mới và vạn vật dường như cũng có một sự biến chuyển diệu kỳ. Trước khung cảnh trời đất đang hồi vào xuân, hầu hết các nhà nhạc sỹ mà vốn dễ rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên đều để lại cho đời một nhạc phẩm về mùa xuân. Cố nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng là một trong số đó. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản ‘Mùa xuân trên cao’ của nhà nhạc sỹ tài năng, người luôn trăn trở với tình yêu quê hương và thân phận.

Mùa Xuân Trên Cao

(Nguồn: bài viết của tác giả Asasora đăng trên agu.edu.vn ngày 2008-01-30)

“Mỗi buổi sang thức dậy, tiết trời còn lạnh lẽo, không còn được tin nhắn của em gọi dậy…” Tin nhắn hiện lên trong máy di dộng của Con Nhóc vỏn vẹn có 18 chữ thôi như 18 mùa xuân vội đến với nó.

Nguồn: Theo Nghiêm Linh (Gia đình & Xã hội)
Đọc tiếp

Lạc mất mùa xuân (Nhạc Pháp – Lời Việt: Lữ Liên)

Ngày xuân, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bản nhạc Pháp rất đặc biệt với phần lời Việt cũng đặc sắc không kém của nhạc sỹ Lữ Liên: Lạc Mất Mùa Xuân.

Le Géant de Papier & Lạc Mất Mùa Xuân

(Nguồn: http://www.thoidihoc.net/2012/09/le-geant-de-papier-va-lac-mat-mua-xuan.html)

“Le géant de papier” là một trong những bài hát kinh điển của nền âm nhạc lãng mạn Pháp và luôn được xếp trong album những bài nhạc Pháp hay nhất mọi thời đại. Bài hát nói về tình yêu mãnh liệt của một người con trai dành cho một người con gái, vì nàng mà anh chấp nhận làm tất cả mọi thứ, ngay cả những điều khó khăn nhất, nguy hiểm nhất, hằng mong đổi lại dẫu chỉ là một nụ cười hay một ánh mắt yêu thương của nàng. Tình yêu là vậy, đẹp, mãnh liệt và quyền lực nhất trong mọi thứ quyền lực trên thế gian này. Nó khiến con người ta có lúc mất hết lý trí, chỉ biết yêu và yêu hết mình, chấp nhận hy sinh ngay cả bản thân mình cho người mình yêu. 

đọc tiếp

Cánh thiệp đầu xuân (Minh Kỳ – Lê Dinh)

Một trong những nét văn hóa đặc trưng ngày Tết của Việt Nam là chúng ta gởi những cánh thiệp cho nhau. Những tờ thiệp có khi được in rất đẹp nhưng nhiều lúc chỉ là vài nét chữ đơn sơ mộc mạc nhưng được chúng ta trao gởi cho người thân yêu trong giờ phút linh thiêng lại mang một ý nghĩa tinh thần khó diễn tả. Nhân dịp ngày đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm ‘Cánh thiệp đầu xuân’ của hai nhạc sỹ Minh Kỳ & Lê Dinh.

Thiệp xuân kỷ niệm

(Nguồn: bài viết của tác giả Phan Thị Vinh đăng trên chungmotmaitruong.blogspot.com ngày 2014-01-24)

Mùa xuân luôn đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả loài người,mùa xuân với sắc trời trong xanh, lung linh những áng mây trời bâng khuâng mơ mộng. Mùa xuân còn là những hy vọng thần tiên của đôi lứa yêu nhau thủa học trò thấm đẫm niềm thương nỗi nhớ.Mùa xuân tô điểm cho môi thêm hồng và mắt nâu vàng chan chứa của những “ nàng” học trò bước vào tuổi biết yêu nhận được tấm thiệp chúc tết từ một “chàng” chung lớp hoặc chung trường, thậm chí của bất kỳ một trang “ nam nhân mặc khách ” nào đó gửi tới!

Đọc tiếp

Em còn nhớ mùa xuân (Ngô Thụy Miên)

Với những ‘Mùa thu cho em’, ‘Em về mùa thu’, ‘Mùa thu xa em’, v.v., người yêu nhạc thấy được nhạc sỹ Ngô Thụy Miên dành ưu ái như thế nào cho mùa thu. Tuy nhiên cũng như nhiều đồng nghiệp khác, trái tim ông cũng không khỏi rung động trước khung cảnh đất trời thay đổi khi bước vào mùa xuân. Có một bản nhạc xuân được ông cho ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: Em còn nhớ mùa xuân. Hôm nay, trước thềm năm mới Kỷ Hợi 2019, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm đặc sắc này.

Tâm sự của chính Ngô Thụy Miên về hoàn cảnh sáng tác ‘Em còn nhớ mùa xuân’

(Nguồn: https://tannhac.net/nhac-si-ngo-thuy-mien-ke-ve-hoan-canh-sang-tac-nhung-bai-tinh-ca-bat-tu-tan-nhac-viet-nam

Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: HonQue.com

Có một sáng tác đặc biệt được tôi viết ngay sau năm 1975 là Em Còn Nhớ Mùa Xuân, có mang một chút hình ảnh thời sự. Đó là tình khúc duy nhất tôi đã viết khi còn lại ở Sài gòn sau năm 1975 trong nỗi nhớ người bạn gái đã ra đi, giữa những đổi thay, mất mát xảy ra quanh mình trong những ngày tháng đó. Bài hát đã nhắc đến những kỷ niệm đẹp của chúng tôi trong bối cảnh của Sàigòn – Đàlạt một thời thơ mộng:

Trời Sài Gòn chiều hôm nay còn nhiều mây bay
nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay

Những thành phố em sẽ đi qua
Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua
Nhưng có đâu bằng Sài Gòn mai sau
Em có mơ ngày hát câu hồi hương…

Cuối năm 1978 tôi hoàn tất bản nhạc và hát lần đầu tiên trong một đêm văn nghệ tổ chức trên đảo Bidong trước khi lên đường đi Canada. Cuối năm 1979, tôi đã gặp lại và thành hôn với người bạn gái năm đó.

Sài Gòn mùa xuân (Trịnh Công Sơn)

Tiếp nối dòng nhạc xuân, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: Sài Gòn Mùa Xuân. Ngày đó, chúng tôi còn nhớ bản này rất thịnh hành ở Sài Gòn thập niên 1990 qua tiếng hát của nữ danh ca Lan Ngọc.

Sắc Xuân Sài Gòn

(Nguồn: http://thegioidienanh.vn/sac-xuan-sai-gon-10586.html)

Sài Gòn ngày cuối năm tràn ngập sắc hoa Xuân. Khi đường xá đã không còn tiếng xe ồn ào cùng sự vội vã của cuộc mưu sinh thường nhật, người ta mới thong thả xuống phố chọn những chậu mai, tắc, cúc, mồng gà… đẹp nhất, ưng ý nhất để trang hoàng nhà cửa. Từ những chiếc ghe thuyền chở hoa kiểng từ miền Tây lên bến Bình Đông tới các tuyến đường hoa, công viên hoa, chợ hoa…, mùa Xuân đã hiện diện trên mọi nẻo đường góc phố Sài Gòn. Cả thành phố như được bao phủ một thảm hoa rực rỡ đủ màu – Sắc màu của thiên nhiên, của nắng phương Nam ấm áp mang đến cho Sài Gòn một nét Xuân đẹp lạ lùng. Cùng Thế giới điện ảnh chiêm ngưỡng những sắc Xuân rực rỡ đó.

Những chậu mai, cúc cuối cùng của ngày cuối năm
Đọc tiếp

Hoa Xuân Ca (Trịnh Công Sơn)

Trong kho tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, chúng ta bắt gặp một số sáng tác đặc sắc về mùa xuân. Nhân dịp đất trời sắp bước vào một năm mới, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bản “Hoa xuân ca” của Trịnh Công Sơn để người yêu nhạc có dịp lắng đọng lòng mình với những giai điệu đẹp của một thời không quá xa.

Rộn rã cùng “Hoa xuân ca”

(Nguồn: bài viết của tác giả Tuệ Mẫn đăng trên baohatinh.vn ngày 2014-01-11)

Có những buổi sáng mùa xuân ấm áp, tôi đi giữa thành phố tĩnh lặng, nhìn những nụ mầm mơn xanh trên những tàng cây khô cong mà trong lòng trào dâng những xúc cảm trong trẻo, tinh khiết. Và chính lúc ấy, từ ngõ ngách nào đó trong tâm hồn tôi lại vang lên ca từ “Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa/ Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế…” một cách rộn rã…

Trịnh Công Sơn là thế. Âm nhạc và lời ca của ông từ bao lâu nay cứ như một sợi tơ vô hình giăng mắc trong tâm hồn tôi. Để trong bất cứ cảm xúc nào cũng vang lên một câu hát rất phù hợp. Khác hẳn với những ca khúc có giai điệu chậm buồn về tình yêu và thân phận con người, Hoa xuân ca là một bản nhạc vui tươi, rộn rã mà Trịnh Công Sơn đã viết về mùa xuân và tình yêu – thứ tình yêu mật ngọt. Và giống rất nhiều ca khúc khác, Hoa xuân ca cũng ẩn chứa trong ca từ của nó nhiều triết lý và thông điệp của đời sống:

Đọc tiếp

Ca sỹ Minh Diệu

Nói đến Mạnh Phát, chúng ta không thể nào không nhắc đến người bạn đời của ông: ca sỹ Minh Diệu. Tuy nhiên thông tin chúng tôi có được về người nữ ca sỹ có chất giọng trong trẻ này rất ít. Qua bài viết này Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cô Minh Diệu và rất mong bạn đọc xa gần bổ sung thêm tư liệu để thế hệ sau có cái nhìn rõ hơn về những giọng ca tiền bối.

Theo Hồ Trường An, tác giả của “Theo chân những tiếng hát” (nguồn):
Minh Diệu hơi thấp người, mặt dịu hiền nhưng không đẹp lắm. Chị là vợ của Mạnh Phát, dáng dấp hơi cục mịch, ăn mặc nhã đạm, không ra dáng dấp nghệ sĩ chút nào. Giọng chị êm dịu trong trẻo, nói theo Thế Lữ là “Tiếng hát trong như nước Ngọc Tuyền / Êm như hơi gió thoảng cung tiên”. Đã vậy, giọng lại còn non mướt và nói theo Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy / Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang”. Đó là tiếng hát tài tử hơn là tiếng hát chuyên nghiệp gợi nên cái vẻ non mềm của búp lá nụ hoa. Tuy nhiên gần cuối thập niên 40 và bước qua ba năm đầu của thập niên 50, đây là tiếng hát ăn khách nhất. Giới học sinh say mê tiếng hát của chị. Các cô nữ sinh tập hát theo chị, nhái giọng chị, cố ém tiếng mình vào trong sâu cuống họng để được trong trẻo và ngời sáng như tiếng chị. Nhưng than ôi, một trăm cô ém như vậy thì tiếng chỉ có chát chát chua chua đi thèm theo cái âm sắc trong trẻo kia, chứ đâu được vừa trong trẻo, vừa ngọt ngào như giọng của Minh Diệu. Nhạc sĩ Dương Minh Ninh sở dĩ nổi tiếng ở bản “Gấm Vàng” cũng nhờ giọng Minh Diệu. Hoàng Giác nổi tiếng ở bản “Ngày Về” cũng nhờ chị. Bản “Hoa Thủy Tiên” mà phổ biến sâu rộng trong các trường học nếu không nhờ chị thì nhờ ai? Cho nên Minh Diệu là người đã gây một hiện tượng sôi nổi trong ca trường nhạc giới nước nhà đang độ vươn cao. Tiếng hát của chị thật chân phương, biểu dương một tình tình giản dị, một tâm hồn chất phác.