Hoa nở về đêm (Mạnh Phát)

Một trong những bản nhạc làm nên tên tuổi của nhạc sỹ Mạnh Phát là bản “Hoa nở về đêm” mà ngày trước đã giúp đem tiếng hát của Phương Dung đến với gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một vài chi tiết thú vị xung quanh sáng tác bất hủ này.

Theo lời kể của cô Hương, con dâu của nhạc sỹ Mạnh Phát trong một chương trình truyền hình (Nguồn: ThanhNien.vn)

Đọc tiếp

Nhac sỹ Mạnh Phát

Trong tân nhạc Việt Nam, có không nhiều nhạc sỹ cũng thành danh với vai trò ca sỹ. Trong số ấy, nếu xét về tuổi tác, chúng ta phải xếp ca nhạc sỹ Mạnh Phát vào bậc tiền bối. Ông sinh năm 1929 và mất năm 1973, tức thuộc lớp nhạc sỹ đầu tiên của nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cố ca nhạc sỹ Mạnh Phát.


Ca nhạc sĩ Mạnh Phát và những bản nhạc bất hủ

(Nguồn: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-2)

Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng.

Nhắc đến Mạnh Phát, những người thuộc độ tuổi trung niên đổ lại ít ai biết Mạnh Phát từng là một ca sĩ, không phải là ca sĩ bình thường, mà là một ca sĩ nổi tiếng vào cuối thập niên 1940 tại Sài Gòn. Cùng thời, ông được biết đến như một trong hai đôi uyên ương nổi tiếng, đó là Mạnh Phát – Minh Diệu và Châu Kỳ – Mộc Lan.

Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) cho biết đôi chút về thân thế Mạnh Phát cũng như cơ duyên đưa đến sự nổi tiếng của tác phẩm “Ai về sông Tương”, ca khúc đã đưa tên tuổi của tác giả lẫn ca sĩ trình bày lên đỉnh cao danh vọng: Văn Giảng biết Mạnh Phát vào cuối năm 1949, khi Mạnh Phát dẫn một đoàn nghệ sĩ ra Huế biểu diễn và ghé thăm Văn Giảng. Mạnh Phát trạc tuổi Văn Giảng và xuất thân từ miền Trung (không rõ tỉnh nào), vô định cư Sài Gòn từ lâu. Lúc đó, Văn Giảng vừa sáng tác xong bài “Ai về sông Tương” và hát chơi cho Mạnh Phát nghe, sau đó do thích quá, Mạnh Phát đã hát trong chương trình nhạc yêu cầu của đài Pháp Á vào cuối năm 1949, cuối năm đó tổng kết nhạc yêu cầu được yêu thích nhất, Mạnh Phát và “Ai về sông Tương” đã giành hạng nhất. Tuy nhiên, sau này người ta đã sao lãng với ca sĩ ăn khách nhất này và không ai còn lưu giữ giọng hát của Mạnh Phát nữa. 

Đọc tiếp

Ca sỹ Giáng Thu

Trong một bài viết trước về ca nhạc sỹ Mạnh Quỳnh (trước năm 1975), chúng tôi có đề cập đến ca sỹ Giáng Thu mà ngày đó đã kết hợp với Mạnh Quỳnh thành một cặp song ca ăn ý. Nếu như lớp nhạc Nguyễn Văn Đông có đôi Chế Linh – Thanh Tuyền thì bên Lê Minh Bằng có Mạnh Quỳnh – Giáng Thu nổi danh không kém. Dòng Nhạc Xưa không có nhiều tư liệu về ca sỹ Giáng Thu. Có người nói cô lai Ấn, cũng có người nói cô lai Pháp nên Giáng Thu sở hữu một khuôn mặt rất sáng sân khấu, cộng với giọng ca mộc mạc đầy tính tự sự, cô là giọng ca để lại dấu ấn một thời trong sinh hoạt âm nhạc Miền Nam trước 1975. Tuy nhiên sau 1975, cô ít xuất hiện và thời gian sau này gần không còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ nên chông chúng ít có dịp thưởng lãm giọng ca lừng lẫy thuở nào.

Chúng tôi xin mời bạn yêu nhạc nghe lại bản “Tuyết lạnh” với hai giọng ca Mạnh Quỳnh – Tuyết Thu.

Hình ca sỹ Giáng Thu trong một đĩa nhạc xưa.

Giáng Thu – Những Khúc Tình Ca Dang Dở

(Nguồn: trang Nhạc Xưa trên Facebook)

Giọng ca Giáng Thu là một khám phá của nhóm Lê Minh Bằng. Cô đến với sinh hoạt ca nhạc từ cuối thập niên 60s rồi nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng công chúng.

Đọc tiếp

Ca nhạc sỹ Mạnh Quỳnh (trước 1975)

Gần đây, thông qua fanpage Facebook.com/dongnhacxua, chúng tôi có nhận được câu hỏi của bạn yêu nhạc về ca nhạc sỹ Mạnh Quỳnh. Quả đúng là hiện nay khi nói đến ca sỹ Mạnh Quỳnh thì chúng ta đều nghĩ đến ca sỹ Mạnh Quỳnh hải ngoại, thường hay song ca với Phi Nhung. Tuy nhiên trước năm 1975, tân nhạc Việt Nam cũng có một ca nhạc sỹ tài năng có nghệ danh Mạnh Quỳnh (mà chúng tôi mạn phép gọi là Mạnh Quỳnh trước 1975 để tiện phân biệt). Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ gạo cội để thế hệ trẻ có tư liệu đầy đủ hơn.

Tuy nhiên trước hết chúng ta hãy nghe lại bản “Gõ cửa”, còn có tên “Một lần ghé thăm”, một trong số những sáng tác của ca nhạc sỹ Mạnh Quỳnh.

Đọc tiếp

Hoa soan hay hoa xoan bên thềm cũ

Trong một bài viết cuối năm 2014, Dòng Nhạc Xưa có giới thiệu bản “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” của nhạc sỹ Tuấn Khanh. Có một điều thú vị rới đúng vào dịp cuối năm 2018, chúng tôi nhận được phản hồi của một người yêu nhạc có tên là Võ Đinh với nội dung như sau:

Tôi là Võ Dinh, có một chút thắc mắc mà không biết Tác giả Tuấn Khanh khi viết bản nhạc “Hoa Soan hay Xoan Bên Thềm Cũ”. Trong bản nhạc duy nhất câu có đề cập đến chữ (Soan), Xoan: Như hương hoa (soan) xoan vàng bên thềm nhẹ nhàng nhưng ngất say… Nếu chữ SOAN là danh từ tên loài hoa Soan mà ở trên bình giải thì hoa Thầu Đâu khi còn trên cành,hay rơi xuống đất hoặc trên thềm như Tác giả diễn đạt thì cánh hoa Thầu Đâu rất nhỏ vẫn là màu “Tím” nhạt,chứ không màu “Vàng” ngất ngây…được. Còn “hoa Xoan vàng bên thềm”…với chữ “xoan” động từ ,có nghĩa chính xác hợp với hoa “xoan” vàng…có nghĩa là hoa rơi nằm xoài ,lăng nhẹ rải rác trên các bậc thềm màu vàng (như hoa Sứ chẳng hạn vì hoa Sứ màu vàng và thơm ngát “ngất say”)…không có nghĩa là hoa Sầu Đông “hoa Soan”…Thêm vào ý này :hoa Thầu Đâu mọc hay trồng ngài đường ̣đi để lấy bóng mát; trồng xa cách nhà nên hoa Thầu Đâu rơi xuông thềm rất hiếm thấy tại miền quê Trung Bộ…

Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn ý kiến đóng góp rất có giá trị này. Một bài hát tưởng như đã nằm lòng trong tâm hồn của biết bao thế hệ nhưng hóa ra lại có một điểm đáng nói: vậy đúng ra là “hoa soan” hay “hoa xoan”?

Đọc tiếp

Chút thư tình người lính biển (Trần Đăng Khoa – Hoàng Hiệp)

Hôm nay cả dải đất Nam Trung Bộ và Miền Nam trời trở lạnh và mưa nhiều. Tất cả đều hồi hộp nín thở đối phó với cơn bão Usagi. Nhìn cảnh người dân Việt Nam mình, vốn dĩ đã phải vất vả lo toan mưu sinh, giờ đây phải tất bật chuẩn bị mọi cách có thể có để giảm thiệt hại do cơn bão, chúng tôi không khỏi chạnh lòng và cầu mong mọi điều tốt lành nhất cho quê hương mình. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một ca khúc ‘Chút thư tình người lính biển’ nổi tiếng ra đời vào thập niên 1980 của nhạc sỹ Hoàng Hiệp với ý thơ Trần Đăng Khoa, viết về tâm tình của người lính hải quân và tình cảm chân thành của cô người yêu trẻ ngày đêm hướng về biển đảo xa xôi

Những giai điệu biển đảo – Chút thư tình người lính biển

(Nguồn: bài viết của tác giả trinh Nguyễn đăng trên ThanhNien.vn ngày 2014-06-09)

Chút thư tình người lính biển đã là một bài hát sớm được phát thanh qua Đài tiếng nói Việt Nam – kênh chuyển tải âm nhạc hiệu quả nhất thời kỳ đó. Sự cân đối giữa lý tưởng và tình cảm riêng, hình tượng người lính hải đảo cộng với người lính sáng tác Trần Đăng Khoa, đã giúp bài hát được phổ biến. Giai điệu của bài hát cũng rất đẹp. Được viết ở giọng thứ, Chút thư tình người lính biển có sự mềm mại, da diết. Nó cũng có nhiều nốt luyến, để nốt nhạc có thể ngân dài, xuyên qua ô nhịp tiếp theo mà vẫn mềm mịn như một nỗi nhớ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhạc sĩ Hoàng Hiệp – Ảnh: Tư liệu


Thật nhiều dấu luyến giúp nốt nhạc kéo dài mềm mại đi xuyên ô nhịp. Giọng thứ da diết. Lời ca của một nhà thơ lính. Chút thư tình người lính biển yêu là thế, thương là vậy.

Cho tới khi bài thơ Chút thư tình người lính biển ra đời năm 1981, trong suốt nhiều năm danh hiệu thần đồng thơ của Trần Đăng Khoa bị vây bủa trong nghi ngờ. Anh đã không còn có thể viết những câu thơ tinh tế đến tận cùng như “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” nữa. Càng mong ngóng, càng không thấy. Trần Đăng Khoa đã lớn, bị dứt khỏi một cậu bé nông thôn, đã không thể có một giọng thơ riêng mình.

Căn nhà màu tím (Hoài Linh)

Cập nhật ngày 2018-11-18: Tiếp tục tìm hiểu thông tin trên mạng internet, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến người yêu nhạc xưa vài chi tiết thú vị từ trang dongnhacvang.blogspot.com
1. Theo lời của vợ và con gái của nhạc sỹ Hoài Linh. Vào năm 1968, sau gần hai mươi năm sáng tác dành dụm tiền bạc thì nhạc sỹ Hoài Linh mới quyết định phá căn nhà cũ để xây dựng lại căn nhà mới hai tấm rưỡi nằm ở trong một con hẻm nhỏ đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ).
2. Và cũng để kỷ niệm căn nhà màu tím cũ có nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng cũng như gia đình thì nhạc sỹ Hoài Linh có sáng tác ca khúc Căn Nhà Màu Tím để ghi nhớ lại những kỷ niệm đó.
3. Tiếp lời của vợ nhạc sỹ Hoài Linh thì thời đó chiều chiều ông hay đem ghế ra ngồi trước nhà nhìn ra đầu ngõ … con hẻm ngày xưa rất thơ mộng với nhiều hàng rào trồng hoa lá dây leo rất đẹp. Bây giờ mọi thứ đã được đô thị hóa hết cả rồi.

Căn nhà kỷ niệm của nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Vợ và con gái nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Và đây là cái hướng nhìn ra đầu ngõ huyền thoại mà ngày xưa nhạc sỹ Hoài Linh sáng tác ca khúc căn nhà màu tím …
“chiều nhìn ra đầu ngõ”. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com

Cập nhật ngày 2018-11-17: Dòng Nhạc Xưa rất vui khi nhận thêm phản hồi của tác giả Hữu Thạnh cho nhạc phẩm “Căn nhà màu tím” của nhạc sỹ Hoài Linh. Mời quý vị xem bên dưới

Cập nhật ngày 2014-08-19: Cách đây hơn một tháng, Dòng Nhạc Xưa có nhận được email của một người yêu nhạc xưa có tên là Lac Nguyen trao đổi về nhạc phẩm ‘Căn nhà màu tím’ của nhạc sỹ Hoài Linh. Cá nhân chúng tôi là hậu sinh, không có nhiều dữ liệu để đánh giá. Do đó chúng tôi xin mạn phép trích đăng lại email này (xem bên dưới) và mong phản hồi từ tất cả quý vị yêu nhạc xưa xa gần!

Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

can-nha-mau-tim--1--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

can-nha-mau-tim--2--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

can-nha-mau-tim--3--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HỎI VỀ BÁI HÁT ‘CĂN NHÀ MÀU TÍM’
Chào Dòng Nhạc Xưa,

Tôi là một 9x, sinh sau đẻ muộn nhưng cũng trót có tình yêu với những ca khúc thuộc thế hệ nhạc vàng của Việt Nam. Tôi có một thắc mắc về bài Căn Nhà Màu Tím đã lâu nhưng vẫn không tìm ra được câu trả lời. Hy vọng Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi.

Nhiều người, kể cả những người lớn tuổi mà tôi biết, đều cho rằng Căn Nhà Màu Tím là một bài hát có cái kết trọn vẹn, cuối cùng hai nhân vật trong bài hát cũng đến được với nhau. Nhưng riêng tôi thì không nghĩ vậy vì trong bài hát có rất nhiều chi tiết nói điều ngược lại:

1. “Chiều nhìn ra đầu ngõ, rưng rưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người”: đã đến được với nhau thì sao phải thương nhớ.

2. “Yêu nhau vì lời nói, mến nhau qua nụ cười”: bài hát ra đời trong giai đoạn từ 55 tới 75, trong giai đoạn này, tôi nghĩ nước ta hãy còn nặng tư tưởng phong kiến, yêu thương là chuyện của người trẻ còn cưới nhau là việc của người lớn sắp xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.

3. “20 chiếc xe màu chờ đám cưới cô dâu”: đây là một anh lính “quanh năm với bưng biền” thì đào đâu ra tiền mà kiếm 20 chiếc xe màu đi rước dâu.

4. “Ta nhìn nhau tia mắt trao nụ hôn ban đầu”: đây là hình ảnh đẹp nhất bài hát mà tôi nghĩ chính nó làm người ta lầm tưởng bài hát có một cái kết trọn vẹn. Nhưng nếu đã là trọn vẹn thì cần gì phải nhìn nhau mà trao nụ hôn, họ hoàn toàn có quyền hôn nhau mà. Theo tôi phải hiểu là giữa chàng trai và cô gái bây giờ đã có một khoảng cách khi em là vợ người ta, trong đám rước dâu, có vô tình thấy anh lặng lẽ đứng bên đường tiễn mình thì cũng chỉ dám dùng ánh mắt để trao nhau nụ hôn mà thôi.

Đó là tất cả những điều trong bài hát mà theo tôi, phải hiểu đây không phải là một cái kết có hậu. Khổ nổi mình sinh sau đẻ muộn nên những người lớn tuổi họ không nghe mình phân tích. Không biết Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi tìm một tài liệu nào đó chứng minh điều này được không?

Thân,
Lac Nguyen

Danh ca Tâm Vấn & mùa thu trong nhạc Đặng Thế Phong

Chúng tôi vừa có dịp hòa mình vào không khí se lạnh của một Hà Nội cuối thu. Đêm, ngồi trong quán vắng bên bờ hồ, văng vẳng tiếng hát liêu của Thanh Thúy từ chiếc máy Akai cũ của anh bạn yêu nhạc xưa. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Cát Linh ghi lại tâm sự của danh ca Tâm Vấn, một trong những nữ ca sỹ đầu tiên đưa các sáng tác bất hủ của Đặng Thế Phong đến gần công chúng Hà Nội ngày xưa.

Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2017-07-24)

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và sáng tác Con thuyền không bến.

Có những người nhạc sĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình chỉ để lại cho thế nhân số ca khúc đếm không hết một bàn tay. Đó là cố nhạc sĩ tài hoa Đặng Thế Phong cùng ba ca khúc bất hủ với những lời nhắc nhớ về ông của một nữ danh ca đã hát nhạc của ông cách đây 71 năm, nữ danh ca Tâm Vấn.

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ… Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…” (Giọt mưa thu)

Nhạc sỹ Đài Phương Trang: Mùa Noel cho hai người xa lạ

Trong một bài viết trước, Dòng Nhạc Xưa đã giới thiệu bản “Hai mùa Noel” của nhạc sỹ Đài Phương Trang. Qua đó người yêu nhạc mới biết được hai nhân vật trong tác phẩm quen thuộc mỗi dịp Giáng Sinh về là hai người xa lạ, không quen biết với nhà nhạc sỹ. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu thêm nhiều chi tiết thú vị xung quanh ca khúc nổi tiếng qua bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên.

Tác giả ‘Hai mùa Noel’ kể chuyện tình

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên ThanhNien.vn ngày 2017-12-24)

Nhạc sỹ Đài Phương Trang và Hai mùa noel. Ảnh: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-85-2

Ca khúc Hai mùa Noel của nhạc sĩ Đài Phương Trang là một tình khúc được lồng vào không gian Giáng sinh và trở thành một bài hát quen thuộc với mọi người. Và, đó không chỉ là bài hát…

Trong cái se lạnh rất hiếm của TP.HCM và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.

Lệ Đá (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi)

Nhạc sỹ Trần Trịnh (1937 – 2012) sáng tác không nhiều nhưng chỉ cần một bản ‘Lệ đá’, tên tuổi ông đã lưu danh vào dòng nhạc Việt. Với giai điệu mượt mà và lời ca trau chuốt nhưng lại gần gũi, bản này xứng đáng được coi là một tác phẩm bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin mời người yêu nhạc tìm hiểu đôi nét ca khúc này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc mà chúng tôi xin mạn phép đăng lại từ trang sbtn.tv.

Ca khúc Lệ Đá – giao duyên đẹp giữa nhạc Trần Trịnh và lời Hà Huyền Chi

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-28)