Chiều Qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang)

Trong một bài viết về bản “Anh còn nợ em” mà nhạc sỹ Anh Bằng đã phổ theo ý thơ của nhà thơ Phạm Thành Tài, [dongnhacxua.com] có nhắc đến địa danh Tuy Hòa. Có nhiều bạn bè xa gần liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm vì thật sự với họ hai tiếng “Tuy Hòa” hãy còn xa lạ. Hôm nay, để cho người yêu nhạc xưa biết rõ thêm về thành phố Tuy Hòa (nay thuộc tỉnh Phú Yên), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản “Chiều qua Tuy Hòa” của cố nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang. Theo tờ nhạc mà chúng tôi sưu tầm được, nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang sáng tác bản này tại Nha Trang năm 1968. Nha Trang là thành phố nằm ở phía nam, cách Tuy Hòa chừng 100 km. Có lẽ bước chân du ca của Nguyễn Đức Quang khi đi qua Tuy Hòa đã chứng kiến quá nhiều cảnh đau thương của Mậu Thân 1968 nên ông đã cảm tác sáng tác bản này khi vừa đến Nha Trang.

Chiều qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang). Ảnh: CoThomMagazine.com
Chiều qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang). Ảnh: CoThomMagazine.com

CHIỀU QUA TUY HÒA
(Nguồn: bài viết của tác giả NNS đăng trên CoThomMagazine.com)

Những ngày còn bé, theo Mẹ vê quê ngoại, xe qua Phú Yên, rồi Đèo Cù Mông, Phú Tài, rẽ trái qua Quốc Lộ 19, là đến quê.
NNS tuy còn quá nhỏ, nhưng bao năm tháng lưu lạc, vẫn không quên Tuy Hòa, ghé sông Cầu ăn trưa mỗi lượt về thăm Ngoại.

Ơi Phú Yên.
Phú Yên có đỉnh Cù Mông
Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba.

Hai câu ca dao trên đã ghi lại một số đặc điểm địa lý của Phú Yên, trong đó có Tháp Nhạn. Nếu như thành phố Nha Trang tự hào có Tháp Bà cổ kính bên cầu Xóm Bóng, thì thành phố Tuy Hòa cũng có thể tự hào với Tháp Nhạn, trơ gan cùng tuế nguyệt trên núi Nhạn, soi bóng xuống dòng Đà Giang trong xanh, thơ mộng và trữ tình.

song-ba-nhin-tu-nui-nhan--chieu-qua-tuy-hoa--cothommagazine--dongnhacxua.com

Tuy Hòa, thành phố ven biển tuy nhỏ nhưng duyên dáng. Núi Nhạn, có Tháp Nhạn, xanh um trên đỉnh như một hòn non bộ giữa lòng thành phố. Ngôi Tháp hiện ra trông đồ sộ, cổ kính chiếm khoảng 1.000m2, xung quanh được lát gạch. Theo sử cũ ghi lại, tháp dược dựng lên vào thời Chúa Nguyễn Hoàng khoảng năm 1578 – 1580. Nhiều nhà khoa học còn phỏng đoán Tháp Nhạn này cùng thời với Tháp Bà Pô Na Ga ở Nha Trang, vì các viên gạch ở Tháp Nhạn và Tháp Bà giống nhau về kỹ thuật nung, sức chịu đựng sự tàn phá của thời gian.

Tháp Nhạn cao khoảng 15m, hình chóp nhọn, đầu hơi tà vì tảng đá đặt trên nóc tháp trong thời chiếnn tranh đã rơi xuống. Cũng giống như phần lớn các Tháp Chàm, hướng chính của Tháp Nhạn là hướng Đông, phản ánh vũ trụ quan của Ân giáo, vì dây là hướng của Thần Thánh, của sinh sôi nảy nở.

Kiên trúc của Tháp Nhạn gồm ba phần mà theo quan niệm của người Chàm, đó là: Trần Tục, Tâm Linh và Thần Linh. Trải qua biến động và thời gian, tháp bị hư hại, phần lớn không còn đủ các thành phần như lúc khởi dựng. Tuy nhiên, những hoa văn trên thành tháp vẫn còn sắc nét, thể hiện trình độ kiến trúc điêu luyện của người xưa. Trong Tháp có tượng Bà được thờ trang nghiêm, du khách tham quan đều đến thắp hương cầu nguyện.

Xưa kia, Tháp có những cái am nhỏ được dựng vào thời Hậu Lê để thờ Bà Thượng Đỉnh Chúa Thiêt A Na Diễn Ngọc Phi.

Núi Nhạn (Tuy Hòa, Phú Yên). Ảnh: abay.vn
Núi Nhạn (Tuy Hòa, Phú Yên). Ảnh: abay.vn

Đứng từ chân Tháp, ta có thể nhìn về phương Nam thấy xa xa là dãy đèo Cả khi tỏ, khi mờ. Trên đèo có núi Đá Bia cao vút như chọc thủng trời xanh, chóp núi quanh năm mây mù bao phủ. Xa hơn nữa là biển Đông mênh mông sóng nước và dòng Đà Rằng thướt tha như lụa, cùng ruộng đồng thẳng cánh cò bay kéo dài đến chân đèo Cả. Cảnh non nước thật hữu tình. Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạ lưu Sông Ba bồi đắp.

Sông Ba còn có tên khác là Ea Ba, Krông Pa ở thượng lưu, và sông Đà Rằng (đoạn từ Đồng Cam, huyện Phú Hòa tới cửa biển) ở hạ lưu. Toàn tuyến sông dài 360km, phát nguyên từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyên Kon Tum, chạy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên qua các huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa đổ ra biển qua cửa Đà Diễn tại thành phố Tuy Hòa.

Riêng qua địa phận Phú Yên, lưu vực chỉ có 2.420km2 và dài 90km. Sông Ba khi chảy đến Cheo Reo (Phú Bổn) nhận thêm nước của phụ lưu Ayun Pa, và đến giữa địa giới Phú Yên-Gia Lai, nhận thêm nước của sông Krông Năng (dài 130km), đến địa phận huyện Sơn Hòa nhận nước của sông Hinh (dài 85km, phát nguyên từ núi Chư Mu, Dak Lak) và sông Cà Lúi, sông Thá.

Ở thượng lưu, sông hẹp, sâu, lắm ghềnh nhiều thác, có những đoạn hai bờ dốc thẳng đứng và sâu hoắm như đoạn đèo Tô Na (địa phận Cheo Reo); nhưng khi vào địa phận Phú Yên, do tiếp nhận nước từ các sông khác đổ vào nên sông lớn hơn, lòng sông bằng phẳng, giữa dòng có nhiều cồn lớn nổi lên như cồn Phú Lễ, côn Ngọc Lãng tạo thành làng mạc trù phú.

Phù sa sông Ba tạo nên cánh đồng phì nhiêu. Trên sông Ba còn có hai công trình thủy điện quan trọng là Ayun Pa và thủy điện sông Ba Hạ.

Nước sông Ba chảy qua Thạch Hội
Lỡ quen biết rồi, nỡ vội đi đâu…

Bản đồ Tuy Hòa trước 1975. Ảnh: CoThomMagazine.com
Bản đồ Tuy Hòa trước 1975. Ảnh: CoThomMagazine.com

Vinh Hiếu, Phi Đoàn 215 (Thần Tượng), Ngày Tàn Cuộc Chiến, Hôi ký, (Lê Thy, 2009), có viêt trong phần mở đầu cuốn sách:
“Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, ngày 14 tháng 3 nam 1975, trong cuộc họp khẩn cấp của các tướng lãnh cao cấp và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Cam Ranh đã đưa đến quyết định triệt thoái tất cả chủ lực quân của Quân Đoàn II và tât cả chiến xa, pháo binh cũng như máy bay ra khỏi Pleiku và Kontum. Lệnh triệt thoái được giữ kín trong vòng bí mật giữa những câp chỉ huy Quân Đoàn, để tránh sự hoang mang cho tầng lớp hành chánh cũng như dân chúng địa phương. Phần còn lại của các lực lượng địa phương quân và các cơ sở hành chánh vẫn tiêp tục làm việc với câp tỉnh trưởng cũng như các câp quận trưởng, như không có gì thay đổi (!).”

Con đường cho cuộc triệt thoái lịch sử  này đã được chọn là con đường hoang phế Liên Tỉnh Lộ 7B.

Từ Pleiku theo con Quôc Lộ 14 về hướng Ban Mê Thuột khoảng bốn mươi cây số sẽ gặp đầu mối đường Liên Tỉnh Lộ 7B. Ngã ba đường này thường được gọi là “chĩa ba” Mỹ Thạnh. Từ đây, con lộ 7B dài hơn hai trăm cây số xuyên qua vùng rừng núi hiem trở, đi ngang qua thị  xã Phú Bổn (Cheo Reo) và huyện Phú Túc trước khi đến Tuy Hòa. Con đường đất này uốn lượn theo những ngọn đồi cao, đôi khi ôm dài theo mé bờ sông hay băng ngang những con suối cạn. Có những đoạn, đường đã bị sụp lở vì bị mưa xói mòn hay cây cối chắn ngang lối đi.

Ba chiếc cầu chính trên con lộ này là Phú Thiên (50m), Lê Bạc (600m) và Cà Lúi (40m), lâu ngày không sữa chữa tu bổ, hư hao, gãy đổ…và đây là con đường cho hàng trăm ngàn người và gân bốn ngàn chiếc xe đủ loại, đủ cỡ, ngay cả cho những chiếc chiến xa M-48 nặng gần năm chục tấn đi ngang qua.

Đêm 16 tháng 03 năm 1975 tất cả lực lượng của Quân Đoàn II hơn cả trăm ngàn quân nhân đủ mọi thành phần cùng hàng ngàn quân xa và chiến xa hạng nặng được lệnh di chuyển.

Cuộc triệt thoái âm thầm bất ngờ được êm xuôi trong đêm đầu tiên cho đến sáng hôm sau. Khi tin đồn về cuộc lui quân tới tai quần chúng địa phương, dân chúng hoang mang, hốt hoảng tột cùng, cả thành phố vội vã ùa chạy theo đuôi đoàn quân với bất cứ phương tiện di chuyển nào sẵn có trong tay. Một cuộc triệt thoái hỗn loạn bắt đầu…

Nguyên tắc căn bản của một cuộc lui quân, phần đoạn hậu tối thiểu phải có một lực lượng đủ khả năng chận đường truy kích hoặc làm chậm bước tiến của địch quân nếu bị truy đuổi, để bảo vệ cho sự an toàn của doàn quân. Mỉa mai thay, phần đuôi của doàn quân này là hàng trăm ngàn người dân vô tội, tất tả bám theo, mang trên tay chỉ là những gói áo quần hay những đồ cần thiết tối thiểu.

Con đườnng lộ hiểm trở, đổ nát này đã thành một con lộ kinh hoàng, một dòng sông của xác người và máu. Những cái chết kiệt lực vì đói, khát, thời tiết ngày nóng đêm lạnh, của những trận mưa pháo, địch quân ngày đêm rót vào đoàn người không ngưng nghỉ.

Bản đồ chi tiết Tuy Hòa (trước 1975). Ảnh: CoThomMagazine.com
Bản đồ chi tiết Tuy Hòa (trước 1975). Ảnh: CoThomMagazine.com

Một ký giả lão thành, Nguyễn Tú dã viết lại:
Thật thương tâm khi phải mục kích cảnh người dân không có khả năng di tảng bằng xe hơi, xe vận tải, hay bất kỳ phương tiện chuyên chở nào có được. Họ thật cơ cực, phải di tản bằng đôi chân, và họ chiếm đa số, bao gồm trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi, đi tất tả như chạy, không được dù chỉ một giọt nước để làm dịu cơn khát như cháy cổ… Không thể nào đếm được bao nhiêu trẻ em đã ngã xuống trên đường đi, bao nhiêu cụ già bơ vơ phải đứng lại dọc đường, không còn cất bước đi được nữa, và còn bao nhiêu người khác phải chịu đựng đói khát trên suốt chặng đường tìm đến Tự Do và Dân Chủ. Một sỹ quan biệt động bảo tôi: “Lần này, tôi không thể nào còn nhìn thẳng vào mặt đồng bào mình lần nữa.” Một anh binh nhì nói: “Thật khốn kiếp! Chúng ta rút lui, không hề kháng cự. Tôi thà chiến đấu, rồi chạy trốn nếu thua và tôi chấp nhận như vậy.” Một đại úy không quân than: “Thật thảm thương! Nhất là khi nhìn lại Pleiku, giờ chỉ còn là một thành phố bỏ hoang. Chỉ còn thấy lửa cháy khắp nơi. Tôi buồn quá!” “Tôi ngạc nhiên quá! hãy nhìn những con người này, những trẻ em này! Thật khốn khổ, đáng thương quá!”, một người lính khác nói thêm.

Dưới ngòi bút của nhà văn Phan Nhật Nam đã mô tả:
Cuộc di tản lớn quá, môi đau thương dài đặt trên hai trăm cây số đường núi với hai trăm ngàn người dân thường đi từ Kontum, Pleiku… Trời Cao Nguyên buổi tàn Xuân gây gây rét vào sáng, càng vê trưa nắng cao và nóng khô khan, đường bụi mù tung đỏ bám vào thành xe, nòng pháo, khí cụ, tóc và da mat người, vạn tròng mắt đỏ rực. Những tròng mắt mệt mỏi, lo âu, tuyệt vọng, lính gục ngã trên mui súng, đàn bà, con trẻ nằm rũ trên hành lý, thành xe, đất cát. Được sông, đượcc ngủ  là hạnh phúc quá lớn hả trời? Còn biêt kêu vào đâu? Với ai?

Nhà van Phạm Huấn đã viết:
Liên Tỉnh Lộ 7 Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên con đường máu dài 300 cây số đã là nơi chôn vùi hàng ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội. Thật kinh hoàng, khủng khiêp. Biển người và biển máu.

Và sau cùng một nhân chứng trong đoàn người khốn cùng đó đã viết về những chiến sĩ Không Quân VNCH:
10 phi tuân phản lực A 37 dánh bom CBU và Napalm yểm trợ cho đoàn quân triệt thoái ngày 24-3-1975 sau dó đã được thực hiện đúng như Đại tá Thảo, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Không Quân Phan Rang “hứa” với Tướng Phú. Những phi công anh hùng đã khắc phục, chế ngự mọi hiểm nguy, mọi trở ngại kỹ thuật, thời tiêt và sự an toàn cho chính bản thân mình để cứu đồng bào và các chiến hữu anh em. Những phi công cảm tử anh hùng của QLVNCH đã bay xuất trận hôm ấy trong tinh thần của những hiệp sỹ. Trên vùng trời Phú Yên lúc 17 giờ ngày 24-3-1975, khi những cánh đại bàng xuất hiện “họ” thật sự là những cứu tinh, là những người đã mang theo sự sống cho đoàn người, đoàn quân phía dưới. Như hàng trăm ngàn đồng bào và các chiến hữu khác có mặt hôm đó tại Liên Tỉnh Lộ 7, tôi muốn được bày tỏ sự kính phục đặc biệt và ca ngợi những phi công anh hùng này. Những điều đã được mô tả chỉ là một giọt nước mắt trong đại dương thống khổ của tât cả những ai đã đi trên con lộ này. Hàng vạn người dân vô tội đã bỏ mạng cũng như hàng vạn những chiến sỹ đã gục ngã dưới làn đạn địch quân mà chưa hề có cơ hội để chống trả. Tât cả đó là hậu quả của một quyết định vội vã, sai lầm của cấp lãnh đạo.

Hôm nay, NNS cùng Thân Hữu theo chân Nguyễn Đức Quang một “Chiều Qua Tuy Hòa” để nhớ quê hương mình một thời binh lửa.

[footer]

Một bình luận về “Chiều Qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang)”

  1. Trong những nhạc phẩm lên án chiến tranh,nhạc sỹ Nguyễn đức Quan có bài hát ,mà trong phong trào Du Ca Việt Nam có hát đó là bài : ” Ruồi và Kên kên ” Nhưng hình như ban biên tạp chưa tìm ra bản gốc hoặc không biết…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *