Trong làng văn nghệ Việt Nam, tên tuổi của nhạc sỹ Tuấn Hải ít được nhắc đến. Một phần vì ngoài việc sáng tác, ông dành phần nhiều thời gian trước 1975 cho công việc của một chuyên viên âm thanh của Đài Tiếng Nói Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; một phần cũng vì ông không có sinh hoạt văn nghệ trong nước sau 1975 trước khi định cư ở nước Úc xa xôi vào năm 1990.
Tuy nhiên nếu như người yêu nhạc biết ông là tác giả của các bản như “Phượng buồn”, “Một trăm phần trăm” hay “Đẹp lòng người yêu” thì chúng ta sẽ không quá xa lạ với nhạc sỹ Tuấn Hải.
Thông qua bài viết này, DòngNhạcXưa chúc ông dồi dào sức khỏe và vui hưởng tuổi già bên người vợ hiền và con cháu nơi xứ xở của những chú kangaroo.
Tuấn Hải (tên khai sinh: Lê Xuân Nghị, 1 tháng 6 năm 1939 tại Hải Phòng) là một nhạc sĩ nhạc vàng người Việt Nam trước năm 1975. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Lê Kim Khánh (con trai ông), Song Kim và Phụng Anh (trong một số bài).
Tuấn Hải sinh ngày 1 tháng 6 năm 1939 tại Hải Phòng. Ông ham mê âm nhạc từ nhỏ. Vào Sài Gòn năm 1954, những năm sau đó ông có cơ hội trau dồi và học nhạc với hai nhạc sĩ Văn Phụng và Võ Đức Tuyết.
Tháng 6 năm 1961, ông được tuyển chọn vào làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn. Ông đã tham gia sinh hoạt ca nhạc thường xuyên trong các ban nhạc Văn Phụng và Nhật Bằng. Ông cũng là chuyên viên âm thanh của đài tiếng nói Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian ấy ông đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – giám đốc hãng nhạc, giao cho việc phụ trách kỹ thuật âm thanh của hãng dĩa Continental và hãng nhạc Ngày Xanh.
Nhạc sĩ Tuấn Hải đã nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác được tổ chức bởi các cơ quan như: Văn Hoá Vụ, Tuyên Úy Phật giáo, Thiếu Nhi, Phòng Vệ Dân Sự, Dân Vệ Đoàn, bộ Thông tin và bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc gia. Đặc biệt là ông đạt được giải nhất với bài “Mừng Ngày Quân Lực”, trong cuộc thi sáng tác toàn quốc năm 1965, do Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa tổ chức. Ông đã được sự khen thưởng đặc biệt của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như Địa phương quân và nghĩa quân.
Ông định cư và làm việc ở Úc từ năm 1990. Hiện đang nghỉ hưu trí và sống với người phối ngẫu là bà Lâm Thị Kim Ngân tại thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland. Ông rất được đồng hương quý mến do tính tình vui vẻ, ôn hòa và khiêm nhường. Hầu hết họ không biết ông là Tuấn Hải, vì ông không tự giới thiệu nhiều về mình.
Năm 2004, ông bị đột quỵ và phải ngồi xe lăn, tuy nhiên ông vẫn lạc quan, yêu đời và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà.
Xin ghi chú nguồn DòngNhạcXưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!
Như một nén nhang lòng thắp lên cầu mong cho linh hồn nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn sớm siêu thoát về miền cực lạc, DòngNhạcXưa xin gởi đến người yêu nhạc bản nhạc nổi tiếng mà ông viết cuối thập niên 1970, khi ông còn đang ở trong trại tù cải tạo. Thông qua những bạn tù đã được thả trước đó, nhạc phẩm này vượt đại dương để có mặt trong băng cassette ‘Người di tản buồn’ xuất bản năm 1979 tại hải ngoại.
Có một chi tiết thú vị là trong bản ghi âm này, Khánh Ly đã hát ‘đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh’, trong khi bản gốc mà Nguyễn Đình Toàn muốn viết ‘đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly’. Sau này, khi đã sang Mỹ, nhạc sỹ có tâm sự sở dĩ ông dùng tên ‘Khánh Ly’ vì ông và ca sỹ có một mối thâm giao trước đó khi còn ở Sài Gòn; và hơn nữa chữ ‘Ly’ đi có vần hơn với những câu trước:
Sài Gòn ơi! Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi Tay cầm tay nói nhỏ câu gì Đâu quầy hoa quán nhạc đêm về Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly
Còn riêng Khánh Ly thì cho biết cô không muốn tự hát về bản thân và cũng vì lòng mến mộ với đàn chị Thái Thanh nên trong lần ghi âm đầu tiên cô đã hát hai chữ ‘Thái Thanh’. Sau này, những ai hiểu chuyện đều đã hát đúng nguyên tác: ‘đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly’.
Đôi lời góp vui để thấy cái cách đối xử thật tế nhị của giới văn nghệ sỹ thời xưa!
Đêm 28/11/2023 theo giờ California, tức sáng 29/11/2023 theo giờ Sài Gòn, làng văn nghệ Việt Nam lại đón nhận một tin buồn, phải nói là thật buồn. Đó là sự ra đi vĩnh viễn của nhà văn, nhà thơ và nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn.
DòngNhạcXưa cầu mong linh hồn ông mau siêu thoát về miền cực lạc!
Nguyễn Đình Toàn (sinh 6 tháng 9 năm 1936, mất 28 tháng 11 năm 2023) là nhà văn và nhạc sĩ người Việt định cư ở Mỹ. Ông còn có bút hiệu là Tô Hải Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm tỉnh Hà Nội) và di cư vào Nam năm 1954.
Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm ‘Áo mơ phai’ đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.
Nguyễn Đình Toàn viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí Việt Nam Cộng hoà như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây dựng, và Tiền Tuyến.
Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN mỗi tối Thứ Năm.
Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California nơi ông tiếp tục viết cho báo Viet Tide.
Những nhạc phẩm trứ danh nhất của ông gồm “Sài Gòn niềm nhớ không tên” (nguyên nhan đề là “Nước mắt cho Sàigòn”), “Căn nhà xưa”, “Mưa trên cây hoàng lan”, và “Tình khúc thứ nhất” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành hai dĩa hát với những sáng tác của ông.
Ông tạ thế hồi 19 giờ 15 phút ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại tư gia, theo giờ California.
Ngày nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật, các xe hàng rong đã trang bị các loại loa phát khác nhau, mỗi người một kiểu, thậm chí người bán còn có thể tự thu âm tiếng rao của mình để phát lại. Dường như hiện đại hơn, có vẻ như tiện lợi hơn. Thế nhưng chính điều này đã tạo ra một mớ âm thanh hỗn độn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và nhất là TPHCM.
Giữa sự ồn ào náo nhiệt ấy, chúng ta càng nhớ quay quắt những tiếng rao hàng rong mộc mạc ngày xưa: nghe bình dị, vừa phải mà cũng đi vào lòng người. DòngNhạcXưa xin giới thiệu bản “Gánh Hàng Rong” nổi tiếng của nhạc sỹ Lê Quốc Dũng, người vừa vĩnh viễn chia tay chúng ta đầu năm nay, ngày 11/3/2023, sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.
Ông sinh năm 1963, trong gia đình có cha là nhạc công. Thuở nhỏ, gia đình ông nghèo khó, cha mẹ phải chạy ngược xuôi nuôi cả nhà, do đó không muốn các con theo nghề. Ông tự học bằng cách mượn đàn, trống, học lỏm khi cha dạy học trò.
Ông vốn dự định trở thành nhạc công nhưng sau đó lại mê nghề sáng tác. Lê Quốc Dũng bắt đầu viết nhạc từ năm 17, 18 tuổi với ca khúc đầu tiên là Nắng xuân. Năm 2000, đạo diễn Xuân Phước mời ông viết nhạc cho phim truyền hình Bóng biển. Ông gây chú ý với ca khúc Nữ sinh trong phim truyền hình cùng tên, chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh, phát sóng năm 2008.
Nhiều ca khúc của ông gây tiếng vang, gồm Gánh hàng rong, Nụ hôn mùa xuân, Tình băng giá, Tuyệt vời khi có em. Trong đó, Gánh hàng rong – ca khúc viết về phận người mưu sinh giữa đô thị – được nhiều ca sĩ thu âm như Phương Thanh, Minh Tuyết, Nhật Tinh Anh, Ngọc Mai, Nguyễn Hồng Ân.
Đạo diễn Lý Hải cho biết những năm 1980, khi anh còn đi hát, Lê Quốc Dũng là nhạc công, cả hai nhiều dịp đứng chung sân khấu. Anh từng thể hiện nhạc phẩm Ngày về do ông sáng tác. “Ngày đó, tôi và anh mê món gà nướng muối ớt, cả hai thường cùng nhau ra quán ăn. Sau này, tôi nổi tiếng rồi làm phim, anh chuyên tâm viết nhạc, không còn dịp nói chuyện nhiều nhưng vẫn luôn quan tâm về nhau”, Lý Hải nói. Trong ký ức của đạo diễn, nhạc sĩ hồn hậu, chất phác, luôn nhiệt tình hỗ trợ đàn em.
Ông bị ung thư phổi nhiều năm qua, bệnh đã di căn đến cổ họng. Trước khi qua đời, nhạc sĩ điều trị ở Bệnh viện Ung Bướu, hồi tháng 2 bác sĩ cho ông về vì sức khỏe quá yếu.
Cuối đời, nhạc sĩ sống trong căn nhà ở ngõ hẻm thuộc phường Cầu Kho (quận 1), mọi sinh hoạt, ăn uống đều phụ thuộc vào em trai. Theo người em, vợ và các con ông đã đi xuất khẩu lao động từ lâu, gia cảnh cũng khó khăn nên không phụ giúp được gì nhiều. Những năm gần đây, dù bệnh tật, Quốc Dũng vẫn chuyên tâm sáng tác mỗi khi thấy khỏe, nhiều bài chưa công bố. Hôm 17/2, đại diện Hội nhạc sĩ TP HCM và nhiều nhạc sĩ kêu gọi chung tay hỗ trợ ông điều trị.
Khoảng thập niên 1980 – 1990, DòngNhạcXưa còn nhớ bản ‘Ngõ vắng xôn xao’ của nhạc sỹ Trần Quang Huy với giai điệu vui tươi và lời ca dung dị trở nên rất thịnh hành qua giọng ca của ca sỹ Bảo Yến, được phát đi phát lại trên radio, đài truyền hình TPHCM và trên rất nhiều chương trình ca nhạc dưới dạng băng cassette.
Một ngõ vắng xôn xao Nằm trong lòng phố lớn Một tiếng nói yêu thương Cho lòng thêm tơ vương Một đám lá thu bay Rắc vương đầy ngõ vắng Một chùm hoa trưa nắng Xôn xao cả lòng tôi
Tôi yêu đời làm một bông hoa nắng Tôi yêu người làm ngõ vắng dịu êm Trong yên lặng mà lại mênh mông lắm Hãy ngước nhìn kìa trời xanh bao la
Vì nắng mãi nên mưa Gội trưa hè loang nước Vì muốn nói với nhau Nên nhìn nhau thêm lâu Chiều ngõ vắng xôn xao Có thêm bầy bé gái Cùng nhảy dây khoe áo Giăng hoa ngập hồn tôi
Khi con người để lòng yêu ngõ vắng Thêm rung động được đứng ngắm trời mây Ai đã từng một lần qua nơi ấy Khi xa rồi lòng bỗng thấy xôn xao
Nhạc sỹ Trần Quang Huy sinh năm 1938 và mất năm 2009. Sáng tác của ông chia làm 3 mảng: nhạc cách mạng, nhạc thiếu nhi và tình ca. Chúng tôi còn nhớ thuở nhỏ, đứa trẻ nào cũng thuộc bài hát vui tươi ‘Bông hồng tặng cô’
Còn về tình ca, ngoài ca khúc ‘Ngõ vắng xôn xao’, một bản khác của Trần Quang Huy cũng rất được yêu thích, đó là ‘Tình biển’
Xem thêm thông tin về nhạc sỹ Trần Quang Huy trên Wikipedia.
Trong một bài viết mà DòngNhạcXưa đăng cách đây 10 năm (tháng 06/2013) về nhạc phẩm ‘Bài hát cho người kỹ nữ‘, chúng tôi có đặt ra một thắc mắc về đồng tác giả, nhạc sỹ Duy Trung, là ai và liệu bài hát nổi tiếng này có liên hệ gì với câu chuyện về cô Cẩm Nhung.
Rất may mắn, đầu tháng 11/2023, chúng tôi nhận được phản hồi của chính tác giả Duy Trung và qua đó nhiều chi tiết tưởng chừng mãi mãi bị lãng quên đã được làm sáng tỏ. Trước khi bắt đầu bài viết này, một lần nữa, DòngNhạcXưa xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của nhạc sỹ Duy Trung và chúc ông luôn dồi dào sức khỏe, an hưởng tuổi già bên người thân và gia đình.
Đôi nét về nhạc sỹ Duy Trung
Nhạc sỹ Duy Trung tên thật là Trương Văn Trung, năm nay (2023) cũng đã ngoài 70 và đang an hưởng tuổi già ở thành phố Atlanta, Hoa Kỳ.
Sau khi học xong trung học ở trường Phan Bội Châu (Phan Thiết), cũng như bao ‘chàng trai thế hệ’, ông tham gia quân đội và số phận đã đưa đẩy chàng trai trẻ xuôi ra tận Vùng 1 chiến thuật, đóng quân ở Quảng Ngãi.
Năm 1973, ông được thuyên chuyển về Sài gòn, tạm thời làm việc trong Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH. Sau đó Duy Trung lại được chuyển qua Trung Tâm Quân Báo. Cũng trong thời gian này, ông gặp người bạn đời của mình. Sau khi lấy vợ, ông được thuyên chuyển về trường Cây Mai, nằm trong Quân trường Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Ông làm ở phòng Nghiên Cứu và Sưu Tầm chuyên dịch các tài liệu tình báo ra tiếng Việt.
Sau năm 1975, ông sang định cư ở Hoa Kỳ, học thêm về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng và tiếp tục niềm đam mê với âm nhạc cho đến ngày nay.
Về hoàn cảnh ra đời của bản ‘Bài ca cho người kỹ nữ’
Theo lời tâm sự của chính nhạc sỹ Duy Trung thì bản này là do chính ông sáng tác, với phần hiệu chỉnh của nhạc sỹ Nhật Ngân và tuyệt đối không liên quan gì đến chuyện cô Cẩm Nhung.
Trong thời gian chiến tranh, Chú được đưa ra tỉnh Quảng Ngãi làm việc. Lúc đó Chú còn rất trẻ và độc thân. Một người bạn, sĩ quan trong bộ tham mưu của tướng Toàn, Tư lệnh Sư đoàn 2, đóng quân ở thị xã Quảng Ngãi rủ Chú đi chơi. Hắn đưa Chú vào một Mini Club, nơi giải trí cuối tuần dành cho các sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh. Lần đầu tiên trong cuộc đời Chú mới biết thế nào là vũ trường. Thật là quê ! 🙂
Chú nhớ là không gian ở đây không lớn lắm, có lẽ chứa cỡ 30 người là đầy, nhưng có đầy đủ phương tiện, gồm 1 ban nhạc, quầy bar, một sàn nhảy và vài cái bàn cho khách ngồi. Thật ấm cúng vì đèn màu rất mờ. Khoảng 4 hay 5 người đẹp lúc nào cũng tỏ ra ân cần mời mọc. Lúc đó Chú .. chưa … biết nhảy 🙂 nên chỉ ngồi uống beer và nhìn mọi người dìu nhau theo các điệu Rumba, Tango v.v… Các cô gái thay phiên nhau trò chuyện với từng người rồi đưa nhau ra sàn nhảy, ôm nhau một cách vô tư .. Hình như lúc đó Chú rất thánh thiện: trai gái không phải là tình nhân không được ôm nhau. Cuối cùng Chú cũng được một cô tới chỗ Chú ngồi bắt chuyện. Cô ấy khá xinh, nhỏ người dáng như một học sinh. Chú đoán đúng vì cô ấy tiết lộ là học sinh của một trường trung học. Chú cũng khai thật với cô ta là Chú không biết nhảy (Quê lắm nha!) Nói chuyện được vài phút, cô ta gặp một sĩ quan quen biết và chào hỏi thân thiết . Cô ấy hẹn gặp Chú sau và cả 2 dìu nhau ra sàn nhảy. Đêm đó khi về lại doanh trại, hình ảnh cô gái cứ ám ảnh tâm tư Chú, thôi thúc Chú phải viết ra, cái gì đó để lòng mình nhẹ bớt nỗi ưu tư . Thế là ‘Bài ca cho người kỹ nữ’ ra đời. Có thể nói đây là sáng tác đầu tiên của một đời người nghệ sỹ! Bài này không có liên quan gì tới vũ nữ Cẩm Nhung mà bà con cứ gán ghép. Chú đọc báo thấy họ cứ nói như thế, nhưng Chú không biết làm sao để đính chính. Rồi thời gian cứ trôi đi, Chú tiếp tục sáng tác nhưng chỉ để đó chớ không biết làm gì .
Còn về mối thân tình với nhạc sỹ Nhật Ngân, nhạc sỹ Duy Trung cho biết thêm:
Khoảng năm 1969-1970, Chú có người anh ruột là Trương Văn Thu. Ông anh của Chú là Nhân viên Kỹ thuật trong ban Tâm Lý Chiến của Quân trường Quang Trung. Anh ấy quen với Nhật Ngân vì lúc đó Nhật Ngân là trưởng ban nhạc trong Ban Tâm Lý Chiến (Nhật Ngân chơi Guitar Bass). Ông Anh của Chú biết Chú có soạn nhạc nên đề nghị Chú gởi tập nhạc về cho anh ấy để anh đưa cho Nhật Ngân. Chú đã gởi về và có nhờ anh ấy chuyển lời cho Nhật Ngân là sửa lời dùm những câu từ nào không hợp trong bài hát đầu tay ‘Bài ca cho người kỹ nữ’ (BCCNKN). Sau một thời gian, Chú không nhớ là bao lâu, bỗng nhiên tới nhà một người quen, Chú nghe được bài hát ‘Bài ca cho người Kỹ Nữ’ được thu trong băng nhựa qua giọng hát của Elvis Phương.
Ôi thật là cảm khoái, sung sướng tuyệt vời. Thế là bài hát này đã được trình làng với tên tác giả là Trần Hoàng Thu!? Chú hơi ngạc nhiên tên Trần Hoàng Thu từ đâu ra 🙂 Sau này Nhật Ngân có giải thích là vì không liên lạc được với Chú cũng như phải thu gấp nên đặt tên này cho Chú 🙂 … (Thật ra Chú cũng không nhớ tự đặt cho mình một bút hiệu )
Nhà nhạc sỹ tiếp tục cho chúng ta thêm một chi tiết thú vị
Nhật Ngân đã chỉnh sửa dùm cho Chú câu “Ta tiếc cho em trong cuộc đời Kỹ Nữ” thành “Ta tiếc cho em trong đèn màu mờ mờ”. Chú cám ơn Nhật Ngân thật nhiều! Bài này do anh Ngọc Chánh soạn hòa âm và thu trong studio của Shotguns. Bài hát này là nguyên thủy do chính Chú viết, Nhật Ngân chỉ sửa có mỗi một câu ở trên mà thôi. Từng chữ một không có gì thay đổi, kể cả tên bài hát. Chú không hiểu sao từ từ thiên hạ tự thay đổi thành ‘Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ’, rồi ‘Tình Kỹ Nữ’. Khi ra hải ngoại Chú có gặp Elvis Phương và cám ơn anh ấy đã hát bằng tất cả tâm hồn của một ca sỹ, chuyên chở được nỗi lòng da diết của Chú.
Về nghệ danh ‘Duy Trung’
Tự nhận mình đã già, lúc nhớ lúc quên, thế nhưng khi chúng tôi hỏi về xuất xứ của nghệ danh Duy Trung, nhà nhạc sỹ cho biết:
Chú suy nghĩ, và hồi tưởng lại những chuyện quá khứ xưa thật là xưa …
– Lúc còn bé Chú thường ôm cái máy hát loại “quay dây thiều” để cho gia đình cùng hàng xóm nghe những tuồng tích cải lương . Hát cho đến mòn cây kim luôn 🙂
Có những đêm đầy trăng, Chú cùng các bạn nhỏ hay chơi “tập tuồng”. Nhờ thuộc lòng những tuồng cải lương mà bọn Chú đóng y như hệt … 🙂 Có lẽ trong huyết quảng đã tích tụ dòng máu nghệ sĩ .
– Mẹ Chú hồi còn trẻ, Bà có nhiều sáng tác về thơ văn và hát Chèo. Kể ra cũng lạ. Mẹ Chú đâu có biết chữ Việt mà cũng làm được những bài như thế. Hồi xưa chỉ là truyền miệng chớ không có ai viết lại. Những bài hát Chèo dành cho những cuộc đua thuyền, khích động những thanh niên, thêm sức cho thuyền nhân trong những cuộc đua ở thôn làng .
– Khi vào Phan thiết học Trung học, Chú mới biết mình một ông Cậu là Họa sĩ Duy Liêm. Cậu ấy rất nổi tiếng vẽ những tranh và kiểu chữ lạ lùng không trùng khớp với ai. Chú rất thích những tranh vẽ của Cậu. Nhưng Cậu không còn ở Phan Thiết mà đã dời về Sài Gòn.
– Một Cậu khác là Trần Duy Chánh, diễn viên điện ảnh, anh của Trần Duy Liêm . Sau này khi Chú vào Sài Gòn, Chú thường tới nhà Cậu Chánh chơi. Chú gọi Cậu theo thứ tự là Cậu Tư. Có lẽ Chữ ‘DUY’ Chú dùng để ghép thành nghệ danh cho Chú: DUY TRUNG. HIện tại Cậu Tư còn sống và đang ở Hawaii.
Chủ Nhật, 24/9/2023. DòngNhạcXưa hay tin nhạc sỹ Quốc Dũng trút hơi thở cuối cùng trong một buổi chiều Sài Gòn mưa tầm tã. Dẫu biết ‘sinh lão bệnh tử’ là quy luật muôn đời nhưng sao khi nghe tin anh ra đi, người yêu nhạc chúng ta như thấy mất đi một cái gì đó đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ.
Quốc Dũng sinh năm 1951 bên Thái Lan. Năm 1954, khi ông lên 3, cả nhà hồi hương về Việt Nam. Theo Wikipedia:
Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Đam mê âm nhạc từ nhỏ, 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa.
Vào những năm đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến ở Việt Nam Cộng hòa, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, dương cầm, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.
Sau 1975, Quốc Dũng chọn ở lại Việt Nam và kết hôn lần thứ hai với ca sĩ Bảo Yến khi ông làm biên tập, hòa âm phối khí cho Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
DòngNhạcXưa xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến ca sỹ Bảo Yến, thành kính phân ưu cùng tang quyến và cầu mong linh hồn nhạc sỹ Quốc Dũng mau về miền cực lạc.
Một trong những cây đại thụ cuối cùng của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn từ biệt chúng ta: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông vừa ra đi thanh thản ở Úc Châu sau khi đi qua cõi tạm hơn 100 năm. Trong niềm tiếc thương đó, DòngNhạcXưa xin mượn bài viết này để gởi lời tri ân đến một nhạc sỹ lão thành đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc nước nhà, không chỉ qua các bản nhạc bất hủ mà còn bằng tài năng và công sức của một người nhạc công tài ba.
Theo hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương sinh năm 1913. Ông cùng với anh em nhạc sĩ Hoàng Quí, Tô Vũ (Hoàng Phú) đã thành lập một ban nhạc tại Hải Phòng từ năm 1935, chuyên đi phụ diễn cho đoàn kịch của thi sĩ-kịch tác gia tiền chiến Thế Lữ. Có thể xem Lê Thương là thế hệ đầu đàn của nền âm nhạc tiền chiến Việt Nam.
Sáng tác từ rất sớm, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác rất nhiều thể loại ca khúc khác nhau. Đặc biệt, ông có những tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng thuộc dạng để đời, như bài Thằng Cuội (đã nhắc đến trong bài viết chủ đề Trung Thu), Học Sinh Hành Khúc, Ông Nỉnh Ông Nang… Tuy nhiên, không một ai, kể cả tác giả, có thể phủ nhận thiên trường ca Hòn Vọng Phu là dấu ấn độc nhất vô nhị của Lê Thương trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
Lịch sử mấy ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam đã chứng kiến không biết bao lần giặc ngoại xâm tấn công bờ cõi nước nhà và cũng bấy nhiêu lần chúng ta đứng lên đánh đuổi ngoại bang để bảo tồn giang san. Hội nghị Diên Hồng diễn ra ngay khi quân nhà Nguyên hăm he trở lại Đại Việt lần thứ hai. Năm 1284, Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập các vị bô lão, đại diện cho tất cả con cháu dòng giống Lạc Hồng về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trưng cầu dân ý về chuyện quyết chiến hay chủ hòa với đội quân hùng mạnh của Hốt Tất Liệt. Và kết quả là: lòng dân quyết ĐÁNH. DòngNhạcXưa xin giới thiệu bản hùng ca “Hội Nghị Diên Hồng” do nhạc sỹ Lưu Hữu Phước sáng tác với sự góp sức của Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ cho phần lời nhạc.
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Bối cảnh
Hội nghị diễn ra sau khi đế quốc Nguyên vừa tiêu diệt Nam Tống và đang ráo riết chuẩn bị chinh phạt Đại Việt. Hốt Tất Liệt, hoàng đế Đại Nguyên, đã nhiều lần ra yêu sách đòi các vua Trần sang chầu, nhưng đều bị cự tuyệt.
Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt.
Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị – đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân.