Vĩnh biệt nhạc sỹ Tô Vũ – Hoàng Phú (1923-2014)

Ngày 13/05/2014, tân nhạc Việt Nam chứng kiến sự ra đi mãi mãi của một trong những bậc tiền bối, người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà nhạc Việt. [dongnhacxua.com] muốn nói đến sự ra đi của nhạc sỹ Tô Vũ, tức Hoàng Phú của nhóm Đồng Vọng ngày nào. Qua bài viết này, chúng tôi xin được phép gởi lời chia buồn đến gia quyến nhà nhạc sỹ và cầu chúc linh hồn ông an nghỉ miền miên viễn.

Em đến thăm anh một chiều mưa (Tô Vũ). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Em đến thăm anh một chiều mưa (Tô Vũ). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

em-den-tham-anh-mot-chieu-mua--1--to-vu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com em-den-tham-anh-mot-chieu-mua--2--to-vu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ TÔ VŨ
(Nguồn: wikipedia.com)

Nhạc sỹ Tô Vũ. Ảnh: Hà Đình Nguyên (thanhnien.com.vn)
Nhạc sỹ Tô Vũ. Ảnh: Hà Đình Nguyên (thanhnien.com.vn)

Tô Vũ (tên thật: Hoàng Phú, 9 tháng 4 năm 1923 – 13 tháng 5 năm 2014) là một nhạc sĩgiáo sư, nhà nghiên cứu âm nhạcđương đại của Việt Nam. Ông cùng với người anh là nhạc sĩ Hoàng Quý đã có mặt từ những ngày đầu tiên của tân nhạc Việt Namđồng thời là những thành viên sáng lập ra nhóm Đồng Vọng, đại diện cho âm phái Hải Phòng. Hoạt động của nhóm trong làng âm nhạc Việt Nam thời tiền chiến từng tạo nên tiếng vang và để lại ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nghệ danh Tô Vũ là do các bạn văn nghệ đặt cho ông, mượn tên của nhà ngoại giao Tô Vũ thời Hán Vũ Đế ở Trung Quốc.

Tô Vũ sinh ngày 9 tháng 4 năm 1923 tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang nhưng từ khi còn nhỏ ông đã chuyển về sống tại Hải Phòng cùng bốn người anh em ruột của mình. Hoàng Phú ít hơn người anh Hoàng Quý ba tuổi. Mẹ mất sớm, bố đi làm xa nên chủ yếu gửi tiền về nuôi các anh em ông. Trong số các anh em, Hoàng Quý và Hoàng Phú đặc biệt say mê âm nhạc. Hai anh em học được những kiến thức âm nhạc đầu tiên (violin) qua một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre là chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng thời đó. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp tên là Ngô Đình Hộ (tức nhạc sĩ Lê Thương), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường.

Năm 1939, Hoàng Quý và Hoàng Phú (Tô Vũ) quy tụ một số bạn bè trong đó có Phạm NgữCanh Thân và Văn Cao để lập ra nhóm nhạc Đồng Vọng. Nhóm Đồng Vọng sinh ra từ phong trào hướng đạo sinh do Hoàng Quý làm trưởng nhóm, lập ra với ý nghĩa như là tiếng gọi tập hợp thanh niên lại với nhau. Từ phương châm này, nhóm Đồng Vọng đã góp phần cổ suý cho nền tân nhạc Việt Nam. Nhóm sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc. Ngoài ra, một số tình khúc của nhóm như Cô láng giềng của Hoàng Quý và Bến xuân của Văn Cao cho đến nay vẫn được coi như những tuyệt phẩm của nền tân nhạc Việt Nam.

Cũng như người anh Hoàng Quý, Hoàng Phú sớm tham gia Việt Minh. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ tại miền Bắc, Hoàng Phú gia nhập Ban Văn nghệ tuyên truyềnKiến An (Hải Phòng), còn Hoàng Quý cũng tích cực sáng tác và hoạt động cách mạng. Các ca khúc Cảm tử quânSa trường hành khúc của ông đã ra đời trong giai đoạn này. Nhưng vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý đã qua đời giữa năm 1946 khi mới 26 tuổi. Khi đó Hoàng Phú vẫn hoạt động cách mạng trên địa bàn Hải Phòng. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Em đến thăm anh một chiều mưa được sáng tác vào năm 1947, khi đơn vị của ông đang công tác tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Cũng trong thời kỳ này, nghệ danh Tô Vũ của Hoàng Phú đã được các bạn bè cùng hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ đặt cho ông.

Dù nhận được học bổng du học Pháp nhưng do anh trai là nhạc sĩ Hoàng Quý mất sớm nên Hoàng Phú quyết định ở lại Hải Phòng để lo cho những người em còn lại. Ông xin vào dạy hợp đồng ở trường Bình Chuẩn (tiền thân là Trường Bonnal, nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền). Năm 1948, Hoàng Phú được chọn là đại biểu của Chiến khu 3 đi dự Đại hội Văn hóa Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1950, Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật được thành lập, Tô Vũ được mời tham gia trong ban nghiên cứu âm nhạc do nhạc sĩ Văn Cao làm trưởng ban.

Khác với nhiều tên tuổi của thời kỳ đầu tân nhạc Việt Nam (nhạc tiền chiến) không còn hoặc ít sáng tác về sau, Tô Vũ vẫn tiếp tục sáng tác trong giai đoạn chiến tranh sau này, nổi bật là các ca khúc như Cấy chiêmNhớ ơn Hồ Chí Minh và Như hoa hướng dương. Bên cạnh viết bài hát, ông còn sáng tác nhạc cho các loại hình sân khấu như tuồngchèo,cải lương, múa rối,… và cho điện ảnh. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về chèo, cồng chiêngđàn đá, thang âm – điệu thức và âm nhạc dân gian Việt Nam.[1]

Ông cũng từng đảm nhiệm cương vị Viện trưởng Viện âm nhạc cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh, Thư ký Đoàn Nhạc sĩ Khu III đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và là một trong những người đầu tiên góp phần xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện Quốc gia sau này). Ông còn là một nhà nghiên cứu có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc (nhạc truyền thống) cũng như âm nhạc hiện đại. Bên cạnh đó, ông cũng có công lớn trong việc đào tạo nhiều tài năng thế hệ sáng tác nhạc sau này. Sau sự kiện 1975, ông chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Âm nhạc, phụ trách bộ phận phía nam.[1] Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 (năm 2001).

Tô Vũ qua đời hồi 3 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 5 năm 2014 tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 92 tuổi.[1]

TÔ VŨ VÀ NHỮNG KỶ NIỆM TỪ CHIỀU MƯA NĂM ẤY
(Nguồn: vnExpress.net)

Hơn nửa thế kỷ trước, ca khúc “Em đến thăm anh một chiều mưa” từng làm xao xuyến bao con tim đang yêu. Tác giả của ca khúc bất hủ này giờ đã bước vào tuổi 80 nhưng vẫn còn rất sung sức. Dưới đây là tâm sự của ông.

– Ông có thể nói đôi chút về hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Em đến thăm anh một chiều mưa”, “Tiếng chuông chiều thu”, “Tạ từ”…?

– Mọi người nhớ nhiều đến những ca khúc này vì nó được phổ biến và lưu truyền ở miền Nam từ lúc ra đời (1947-1948) cho đến nay. Em đến thăm anh một chiều mưa tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện An Lão chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, trên đường phục vụ chiến đấu bị lạc đơn vị. Được khoảng 2 tháng thì 3 cô gái ấy phải trở về đơn vị cũ cách chỗ chúng tôi khoảng 8 km đường bộ. Khi chia tay, chúng tôi hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang thăm bên kia được. Buổi chiều, trời vẫn mưa, tôi đang ở nhà thì em một mình đội mưa đến thăm… Xúc động, tôi đã viết nên bài hát này. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi không nhớ nổi người nào trong 3 cô gái đã hiện ra với tôi trong chiều mưa năm ấy. Còn bài Tạ từ là tôi viết giùm cho một người bạn vào năm 1947, anh ấy tên là Nguyễn Văn Huấn (hiện là bác sĩ, sống ở Pháp) đem lòng yêu tiểu thư người Hà Nội tên là Ánh Hà, theo gia đình sơ tán về Thái Bình, nhưng sau đó gia đình cô này không quay về Hà Nội.

– Anh trai Hoàng Quý của ông rất nổi tiếng với “Cô láng giềng”. Ông có biết gì về cô láng giềng này không?

– Hồi đó, chúng tôi chưa biết viết theo kiểu người thật, việc thật. Có thể có một phần sự thực cộng với ít nhiều hư cấu, bởi xung quanh nhà tôi ở Hải Phòng, chẳng thấy nhà ai có vườn, mà chẳng thấy nhà nào trồng hoa tường vi để đôi ta cùng đứng bên bờ tường vi cả.

– Là một nhạc sĩ xuất phát từ trào lưu tân nhạc, lại là người gốc Bắc, do đâu ông lĩnh hội một cách thấu đáo về cổ nhạc và cả đờn ca tài tử Nam Bộ?

– Tôi là người đầu tiên nghiên cứu về chèo cổ một cách hệ thống, bài bản. Nhưng rồi tôi nghĩ, chỉ biết âm nhạc cổ truyền của một nửa nước thì chưa được, bèn quyết tâm theo GS Lưu Hữu Phước vào Nam làm việc, nghiên cứu về các loại nhạc cụ còn mới mẻ như đàn đá, cồng chiêng Tây Nguyên.

(Theo Thanh Niên)

[footer]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *