Tuổi học trò và tình tự quê hương trong dòng nhạc Thanh Sơn

Nói đến nhạc sỹ Thanh Sơn, người yêu nhạc thường nhớ đến những sáng tác đặc sắc của ông viết cho tuổi học sinh. Thế nhưng bên cạnh những bản cho một thời tuổi xanh, nhà nhạc sỹ bình dị xuất thân từ vùng quê Sóc Trăng còn có nhiều bài hát về tình tự dân tộc có giá trị. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Cát Linh để chúng ta cùng nhìn lại đôi nét về dòng nhạc Thanh Sơn.

Nhạc sĩ Thanh Sơn, người viết cho kỷ niệm

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2016-04-10)

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn và những sáng tác được nhiều khán giả yêu thích của ông.

Có một người nhạc sĩ, mà khi nhắc đến ông, người ta nghĩ đến những ca khúc về mùa hè dành cho tuổi học trò, với hình ảnh của hoa phượng, của những dòng lưu bút. Không chỉ thế, ông còn là một nhạc sĩ sáng tác rất nhiều những ca khúc về tình yêu quê hương, mang đậm chất miền Tây Nam Bộ. Mời quí vị cùng nghe lại những ca khúc bất hủ gắn liền với tên của ông, cố nhạc sĩ Thanh Sơn.

“Bài hát Hoa tím người xưa này là một chuyện tình có thật. Một kỷ niệm của đời tôi. Lúc đó vào năm 1965. Tình yêu của tôi rất tràn trề. Tuổi đời của tôi lúc đó ngoài 20. Tôi có quen với 1 người con gái, và chúng tôi có hẹn hò lên Đà Lạt, vào 1 vườn hoa tím rất đẹp. Chúng tôi tâm sự rồi sau đó chia tay. Hai năm sau, tôi trở lại cũng vườn hoa đó, mà người xưa thì không còn nữa. Tôi thẫn thờ, buồn, và thốt lên một câu ‘Người xưa hỡi thấu cho nỗi lòng hoa tím còn người đâu’.”

Đó là lời tâm tình của cố nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông còn tại thế trong một buổi nhạc vinh danh ông được tổ chức trong nước. Tiếng nói trầm ấm, hiền hoà đậm chất miền Tây Nam Bộ của người nhạc sĩ làm cho người nghe phần nào hiểu được vì sao nhạc của ông tuy phần nhiều chuyên chở những nỗi buồn, nhưng trong nỗi buồn ấy, vẫn thấp thoáng cái tình ngọt ngào, không có vị mặn của sự trách hờn, giận dỗi.

Hoa trong nhạc: Mimosa

Nhắc đến Đà Lạt, người yêu nhạc thường hay nhớ đến hoa đào qua tuyệt tác “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên. Tuy nhiên lẫn trong số những loài hoa góp vào vườn âm nhạc đủ màu sắc, chúng ta còn bắt gặp Mimosa. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề “Hoa trong nhạc” với bài viết giới thiệu loài hoa đặc trưng cho xứ “Ngàn hoa”.

Hoa “Mimosa” Đà Lạt – lại thêm một “ngộ sự văn hóa”

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Đình Hòa đăng trên vacne.org.vn ngày 2012-01-26)

Có đến 2 loài hoa được gọi chung tên là Mimosa ở Đà Lạt nhưng đều thuộc chi Keo Acacia, không thuộc chi Trinh nữ Mimosa.

Ảnh: http://vacne.org.vn


1.Chi Trinh nữ
(danh pháp khoa học: Mimosa – có nghĩa là Trinh nữ) là một chi khoảng 400 loài cây thân thảo và cây bụi, thuộc phụ họ Trinh nữ (Mimosoideae) trong họ Đậu (Fabaceae), lá kép hình lông chim với các tên gọi dân dã như xấu hổ, trinh nữ, mai dương v.v. (1). Loài được biết nhiều nhất là Mimosa pudica với tên gọi dân dã là cây xấu hổ hay cây trinh nữ bò lan do các lá của chúng khép lại khi bị chạm vào. Nhiều loài khác cũng khép lá lại vào buổi chiều. Trinh nữ có nguồn gốc ở miền nam Mexico và khu vực Trung Mỹ nhưng đã phổ biến rộng khắp như là một

loài cây cảnh được trồng trong nhà trong các khu vực ôn đới và ngoài vườn trong các khu vực nhiệt đới. Năm 1947 Thailand còn mắc sai lầm khi nhập cây mai dương về để cải tạo đất vì chúng là cây họ đậu. Việc trồng ngoài vườn đã làm cho Mimosa nhanh chóng trở thành một loại cỏ dại và một số loài trong đó trở thành loài xâm hại nguy hiểm ở nhiều nơi (1) .

Hoa trong nhạc: ti-gôn

Chỉ với một áng thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của thi sỹ bí ẩn T.T.KH, loài hoa mang hình dáng “tim vỡ” đã đi vào thơ nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp nối chủ đề hoa trong nhạc với ti-gôn.

Hai sắc hoa ti-gôn (T.T.KH – Trần Trịnh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa ti-gôn

(Nguồn: wikipedia)

Hoa ti-gôn. Ảnh: wikipedia

Chi Ti-gôn hay còn gọi chi hiếu nữ, Ăng-ti-gôn (danh pháp khoa học: Antigonon) là tên gọi chung để chỉ chi thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Hoa trong nhạc: tầm xuân

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu hoa tầm xuân dân dã để tiếp nối chủ đề ‘hoa trong nhạc‘.

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa tầm xuân

(Nguồn: wikipedia)

Lá và cuống. Ảnh wikipedia
Hoa tầm xuân. Ảnh: wikipedia

Tầm xuân, danh pháp khoa học Rosa canina L., là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc châu Âu, Tây Bắc Phi và Tây Á.

Miêu tả

Tầm xuân là loài cây bụi sớm rụng lá có chiều cao từ 1–5 m, mặc dù đôi khi chúng cũng có thể leo cao hơn tới ngọn của các loài cây khác. Thân tầm xuân có nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5-7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, biến đổi từ hồng đậm tới trắng, với đường kính 4–6 cm và có nhiều cánh, lúc chính thành quả màu cam đỏ cỡ 1.5–2 cm.

Hoa trong nhạc: hoa gạo

Một loài hoa phổ biến ở miền Bắc nước ta là hoa gạo cũng đã đi vào nhạc với ca khúc “Chị tôi” bất hủ của nhạc sỹ Trọng Đài, lấy ý thơ của nữ sỹ Đoàn Thị Tảo. Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị tìm hiểu về hoa gạo và cũng như bài thơ nổi tiếng này.


Tháng Ba đang mùa hoa gạo, song những cây gạo còn lại ở nội thành Hà Nội được xem như của hiếm rất khó bắt gặp. Loài cây này thường chỉ được trồng ở ngoài đồng hoặc bên ngoài khu đông dân cư. Ảnh: dantri.com.vn
Trong mùa hoa tháng Ba, phần ngọn cây gạo này chỉ nhìn thấy hoa đỏ rực một góc trời. Ảnh: dantri.com.vn

Đôi nét về cây gạo

(Nguồn: wikipedia)

Cây gạo (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên hay hồng miên. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).
Hoa gạo

Là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.

Hoa sữa trong thơ nhạc

Cùng với nhiều loại hoa khác, hoa sữa cũng đi vào thơ nhạc Việt Nam theo một cách tự nhiên và nồng nàn như chính mùi hương đặc trưng mà thiên nhiên đã ưu trao tặng. Tiếp nối chủ đề “Hoa trong nhạc” Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu vài bản nhạc đặc sắc nhất có liên quan đến hoa sữa.

Hoa sữa. Ảnh: kenh14.vn
Hoa sữa. Ảnh: kenh14.vn

Đôi nét về loài hoa sữa

(Nguồn: wikipedia)

Hoa sữa hay còn gọi là mò cua, mò cua (danh pháp khoa học: Alstonia scholaris) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc chi Hoa sữa, họ La bố ma (Apocynaceae).

Bông điên điển (Hà Phương)

Tiếp nối chủ đề “Hoa trong nhạc“, Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu một sáng tác đậm chất Nam bộ của nhạc sỹ Hà Phương: Bông điên điển. Theo tâm sự của nhạc sỹ thì “đó là dịp ông về vùng Láng Linh (An Giang), thấy các cô gái chèo xuồng hái bông điển điển thật đẹp. Hỏi ra mới biết, đó là những cô gái về xứ này làm dâu. Ý tứ đó đã gợi cảm hứng cho ông sáng tác.” (Nguồn: CaiLuongVietNam.com). Ca từ mộc mạc, giai điệu mang âm hưởng điệu ru, câu hò vùng sông nước Mê Kông và qua giọng ca mùi mẫn của Phi Nhung đã làm nên một “Bông điên điển” đi sâu vào lòng người yêu nhạc.

Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Đôi nét về cây điên điển

(Nguồn: wikipedia)

Bông (hoa) điên điển. Ảnh: wikipedia

Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.

Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh)

Có một loài hoa dại mang cái tên mộc mạc: “hoa mắc cỡ” hay “hoa xấu hổ”. Và cũng chính loài hoa ấy lại có một cái tên nghe rất “quý phái”: “hoa trinh nữ”. Nhạc sỹ Trần Thiện Thanh đã liên tưởng đến câu chuyện một vị vua và chàng lính trẻ thân chinh đi hành quân với loài hoa “không hương, không sắc màu nhưng biết xếp lá ngây thơ” để cho ra đời bản nhạc bất hủ: Hoa trinh nữ. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu sáng tác này.

Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa trinh nữ

(Nguồn: wikipedia)

Hoa mười giờ (Đài Phương Trang)

Hoa mười giờ là một loài hoa dân dã. Thế nhưng qua nét nhạc tài tình của nhạc sỹ Đài Phương Trang, những cánh hoa xinh xinh bé nhỏ đã đi vào nhạc qua một nhạc phẩm nổi tiếng: Hoa mười giờ. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu ca khúc này đến với quý vị yêu nhạc.

Hoa mười giờ (Đài Phương Trang – Ngọc Sơn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa mười giờ

(Nguồn: bài viết của tác giả Ngọc Ánh đăng trên sankhaucailuong.com ngày 2009-06-09)

Hoa mười giờ hay rau sam hoa lớn (danh pháp hai phần: Portulaca grandiflora) là một loài cây thân mọng nước, nhỏ, nhiều nhánh và lớn nhanh trong họ Rau sam (Portulacaceae). Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8/9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Là loại cây thân thảo, cao khoảng 10–15 cm. Lá hình dải hơi dẹt, dài 1,5–2 cm, mép nguyên, thân có màu hồng nhạt, lá có màu xanh nhạt.

Hoa Pensee trong nhạc

Có một lượng ca khúc tương đối trong dòng nhạc Việt lấy cảm hứng từ các loài hoa. Chúng ta có thể kể đến “Nỗi buồn hoa phượng” của Thanh Sơn, “Hoa mười giờ” của Đài Phương Trang hay “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên và nhiều bản đặc sắc khác. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một loài hoa lạ cũng đã đi vào nhạc: hoa pensee.

Ảnh: hopamviet.vn

Đôi nét về hoa pensee

(Nguồn: http://agriviet.com/threads/hoa-pensee-hoa-buom-hoa-tuong-tu.211283 )

Hoa Pensee (Păng – xê) hay còn gọi là hoa bướm , hoa tương tư là loại hoa có cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành.Tên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư”, với thông điệp là “Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi”.