Hà Nội & niềm đam mê đĩa than

Đĩa than (tiếng Anh gọi là vinyl) ra đời đầu thế kỷ 20 và là phương tiện lưu trữ chính của ngành công nghiệp ghi âm trong vòng hơn 50 năm cho đến khi công nghệ băng từ (băng cối, băng cassette) ra đời. Với lịch sử lâu đời như vậy, điều dễ hiểu là số lượng máy nghe đĩa nhựa ngày càng hiếm. Tuy nhiên, đâu đó trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, chúng ta vẫn còn tìm thấy một số ít người yêu nhạc có đam mê bất tận với đĩa than. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm đăng trên An Ninh Thủ Đô về thú chơi đĩa than đất Hà Thành.

Người ở lại nặng lòng với đĩa than

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm đăng trên anninhthudo.vn ngày 2017-10-10)

ANTD.VN – Đĩa than phổ biến ở Việt Nam vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước rồi rơi vào quãng thăng trầm bởi sự phát triển của băng cối, băng cassette, đĩa CD rồi nhạc số… Vậy mà vẫn có người bao năm “nặng lòng” với đĩa than, âm thầm nghe, không bỏ được; có người lại thành cái thú sưu tầm tao nhã. Một vài năm trở lại đây, thêm nhiều người nghe đĩa than, như một sự tìm về những giá trị xưa cũ vì nhịp chảy thành phố quá hối hả, bộn bề.

Nhiều người chọn nghe đĩa than bởi chất lượng âm thanh và tìm về kỷ niệm

Nghệ sỹ Tám Lang (1922 – 2016)

Trong bài viết về tay trống Huỳnh Hiếu, còn gọi Huỳnh Háo (1929 – 2994), chúng ta được biết thân mẫu ông là bà bầu Kim Thoa lẫy lừng một thời. Bà bầu Thoa có một người em trai là nghệ sỹ Tám Lang. Và chính cậu Tám Lang là người đã tạo cảm hứng và dìu dắt Huỳnh Hiếu đến với nghệ thuật đánh trống. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về tay trống Tám Lang và cũng nhân dịp này cầu mong linh hồn ông an vui miền cực lạc.

Tay trống cự phách Tám Lang đã ra đi

(Nguồn: bài viết của tác giả Thanh Hiệp đăng trên nld.com.vn ngày 2016-11-22)

NS Tám Lang – người được mệnh danh là tay trống cự phách của ban nhạc Đại Nam trước 1975 đã trút hơi thở cuối cùng lúc 6 giờ 55 ngày 21-11-2016, hưởng thọ 95 tuổi.

NS Tám Lang khi còn trẻ – trưởng ban nhạc Đại Nam. Ảnh: nld.com.vn

Thêm một tin buồn đối với giới sân khấu khi các nghệ sĩ đồng nghiệp vừa tiễn biệt NS Long Hải, đã tiếp tục tiếc thương NS Tám Lang. Ông tên thật Phạm Văn Lang, sinh năm 1922 tại Sài Gòn. Tang lễ tổ chức tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM (314/65 Âu Dương Lân. p3, quận 8.TPHCM)

Lễ động quan lúc 12 giờ ngày 23-11-2016, sau đó đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh.

Một khi đã trót yêu Akai

Một khi đã “trót nghe” âm thanh mộc mạc của chiếc máy Akai thì chúng ta khó lòng từ bỏ được cái thú ngồi thưởng thức những bản nhạc xưa được phát ra từ hai cuộn băng quay vòng đầy mê hoặc. Dòng Nhạc Xưa giới thiệu một bài viết của tác giả Trang Nguyên để người yêu nhạc có thêm tư liệu về thú nghe nhạc bằng máy Akai.

Thú nghe nhạc bằng máy Akai

(Nguồn: bài viết của tác giả Trang Nguyên đăng trên sankhaucailuong.com ngày 2017-04-25)

Nhà văn Hồ Đắc Vũ cũng là một “tín đồ” nghe nhạc máy Akai – Ảnh: HDV

Ông bạn lớn tuổi của tôi phán rằng, uống cà phê mà không có nhạc thì coi như  chỉ là giải khát trò chuyện suông với bạn bè. Cho nên cà phê có nhạc đi cùng dù từ bất kỳ loại máy hát nào, từ máy dĩa than, băng cối (magnetophone), cassette hay CD, DVD cho đến nhạc sống thì mới đúng bài bản của người sành điệu. Trong các loại, máy băng cối thường gọi chung chung là Akai nghe đã lỗ tai hơn tất cả. Âm thanh trung thực, trong trẻo: bổng ra bổng, trầm ra trầm rõ từng tí một. Hồi cuối thập niên 1960 trên đường du học từ Mỹ về ghé qua Nhật Bổn, thấy cửa tiệm trong phi trường có bán dàn máy hát, ông vét sạch tiền túi mua trọn dàn máy hiệu Akai khệ nệ mang về.

Đĩa nhựa: Một quá khứ huy hoàng

Những năm gần đây, người yêu nhạc thấy lác đác đĩa nhựa (vinyl) tham gia trở lại với đời sống âm nhạc thời đại kỹ thuật số. Thế nhưng trước đó gần cả trăm năm, đĩa nhựa đã hình thành và có một quá khứ phát triển đáng tự hào, đặc biệt là ở mảnh đất Sài Gòn. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa để chúng ta hiểu thêm về thú chơi đĩa nhựa của tiền nhân.

Chuyện xưa, chuyện nay: Sài Gòn và thú chơi đĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-06-25)

TTO – Giữa lúc nhạc số đang thắng thế, đi ngang cửa hàng chuyên bán đĩa nhựa dành cho người sưu tầm, vẫn thấy những chiếc đĩa nhựa 45 tua (tour – vòng) của Hãng đĩa Hồng Hoa và 33 tua của Hãng RCA nằm trong tủ kính…

Từ trái qua: nghệ sĩ Bạch Tuyết, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Mỹ Linh và ca sĩ Phạm Thu Hà trên bìa đĩa than xưa và nay – Ảnh: diathan.com, YouTube

Rõ ràng, đĩa nhựa (còn gọi là đĩa than, vinyl, LP) không cáo chung vì sự xuất hiện

của CD như người ta tưởng, khi bây giờ nhiều tay chơi đĩa chuyên nghiệp vẫn trung thành với đĩa than vì họ cho rằng âm thanh trung thực, hay hơn CD.

Những bậc cao thủ đĩa nhựa

Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Việt Cường đăng trên TheThaoVanHoa.vn để thế hệ trẻ có điều kiện biết thêm về niềm đam mê và sự kỳ công của thú chơi đĩa nhựa.

“Cao thủ” đĩa nhựa và thú chơi kì công

(Nguồn: bài viết của tác giả Việt Cường đăng trên thethaovanhoa.vn ngày 2011-10-12)

Nghe đĩa nhựa là một thứ nghi lễ mà hầu như “thần dân” nào một khi đã gắn bó với “vương quốc” này đều phải tuân thủ: lau đĩa, lau máy, ngồi giữa hai loa và chăm chú lắng nghe. Trong “vương quốc” đĩa nhựa, âm thanh là vua và các thần dân của nó chưa bao giờ muốn làm một cuộc cách mạng lật đổ.

Để ngắm hay để nghe?

Chuyện xảy ra gần đây trên trang mua bán điện tử (Phố mua bán), khi có một thành viên rao bán bộ box-set vinyl Run Devil Run phát hành năm 1999 của Paul McCartney với giá 2,5 triệu đồng, không lâu sau đó tự nâng thêm lên thành 3 triệu. Để đáp lại tiếng la ó của nhiều người khi cho rằng giá này quá “chát”, thành viên này lập tức phản pháo: “Loại đĩa mà mình bán này có lẽ không để nghe (trừ phi tay nào mê lắm) mà chủ yếu để chơi, mua về để ngắm, để vuốt ve, để khoe…”.

Huỳnh Hiếu (hay Huỳnh Háo): tay trống tiền bối trong tân nhạc Việt Nam

Trong bài viết về nghệ sỹ guitar Trung Nghĩa, có một chi tiết nhắc nhớ người yêu nhạc về “Anh Hai” Huỳnh Háo (để phân biệt với “Anh Ba” là nhạc sỹ Huỳnh Anh). Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin được giới thiệu rõ hơn về nghệ sỹ Huỳnh Hiếu (1929 – 1994), tức Huỳnh Háo của chúng ta.

Nhạc sĩ Huỳnh Hiếu độc tấu trống tại vũ trường Đại Nam, Sài Gòn Ảnh: Tư liệu gia đình nghệ sĩ Huỳnh Thủ Hiếu

Huỳnh Hiếu: Tay trống số 1 Đông Dương

(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Công Luận đăng trên tuoitre.vn ngày 2016-10-13)

Giới ca nhạc Sài Gòn thuật lại rằng trước năm 1975 có hai nhạc sĩ cùng họ Huỳnh được bạn bè trong nghề yêu mến gọi là anh Hai và anh Ba. Anh Ba là nhạc sĩ Huỳnh Anh, còn anh Hai là nhạc sĩ Huỳnh Háo.

Huỳnh Háo là tên gọi thân mật của nhạc sĩ Huỳnh Thủ Hiếu, gọi tắt là Huỳnh Hiếu. Sau khi sinh ra Huỳnh Hiếu năm 1929 tại Cần Thơ, nghệ sĩ Kim Thoa sinh liên tiếp vài người con nữa nhưng chỉ sau ba tháng mười ngày, như lời kể lại trong gia đình, những đứa em của Huỳnh Hiếu đều mất. Ông bà Tư Chơi – Kim Thoa tìm mọi cách để giữ con.

Cassette: một thời đã xa!

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị tuổi trung và cao niên trở về với một thời đã xa khi những âm thanh mộc mạc của những chiếc máy cassette và thú vui đi sang băng đã mê hoặc nhiều thế hệ yêu nhạc và trở thành một hoài niệm đáng yêu!

Băng cassette, radio và niềm vui tuổi thơ – blog Phương Bùi

(Nguồn: bài viết của tác giả thanhphuong trên elle.vn ngày 2014-04-24)

Những tiếng cười ngày ấy vẫn còn âm vang đến hôm nay. Và tôi biết kỷ niệm như vậy, tựa như những bản nhạc bất hủ, chẳng mấy ai quên trong đời.

Sau một tuần dài với bề bộn công việc, cuối cùng tôi cũng có một ít thời gian rỗi vào chiều thứ 6 ở công ty để… nghe nhạc. Lang thang trong một trang web cho phép tải nhạc miễn phí, tôi chọn một album tổng hợp những bản tình ca xưa mang tên “Best Ballad Songs”. Cứ đinh ninh là sắp nghe những bản nhạc đương đại, tôi có chút bất ngờ khi giai điệu của những bản pop thập niên 90 nhè nhẹ cất lên. Bao kỷ niệm ngày thơ bé chợt ùa về như một làn gió mát.

Lịch sử 50 năm băng cassette

Để người yêu nhạc hiểu rõ hơn về góc độ kỹ thuật cũng như lịch sử hình thành và phát triển của băng cassette, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết với nhiều thông tin hữu ích trên trang tinhte.vn.

Bạn có còn nhớ băng Cassette? Nó 50 tuổi rồi đấy

(Nguồn: bài viết của tác giả levuongthinh đăng trên tinh.vn ngày 2013-09-15)

Bạn có nhớ lần cuối mình nghe một bài nhạc được phát từ băng Cassette là khi nào không? Mình dám cá là những đứa trẻ chừng 10 tuổi chắc là chẳng có ấn tượng gì về nó nữa cả. Mà thậm chí nếu không nhắc lại thì chắc hẳn nhiều bạn cũng đã

không còn nhớ đến sự tồn tại của những chiếc băng Cassette, khởi đầu cho những tâm hồn yêu thích âm nhạc từ 20-30 năm về trước. Còn một điều khác nữa là chắc không nhiều người biết rằng, băng Cassette đã 50 năm tuổi.

Đệ nhất khẩu cầm Tòng Sơn

Trong bài viết về nghệ sỹ saxophone Huỳnh Hoa, chúng ta có nói về người bạn tri kỷ và cũng là người bạn diễn nổi tiếng Tòng Sơn, đệ nhất harmonica Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa hân hạnh giới thiệu về người nghệ sỹ đặc biệt này qua một bài viết của anh Hà Đình Nguyên.

“Quái kiệt” Tòng Sơn Một mùa Xuân vui đợi cuối đường

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên baoconggiao.net ngày 2017-02-02)

“Quái kiệt” Tòng Sơn Một mùa Xuân vui đợi cuối đường

Mùa Xuân này, nghệ sĩ kèn harmonica Tòng Sơn bước sang tuổi 88. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông đã trải qua bao biến chuyển thăng trầm, đủ vinh quang, tủi nhục… Tuy vậy, dù đã gần 90 tuổi,  bao lần phải nhập viện cấp cứu, nhưng vừa gượng dậy là người nghệ sĩ già lại xuất hiện trên sân khấu, chỉ vì một lý do: kiếm tiền mưu sinh…

Đệ nhất danh kèn Huỳnh Hoa

Tiếp nối loạt bài về các nhạc công đã có nhiều dấu nhất trong dòng nhạc Việt, Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của anh Hà Đình Nguyên đăng trên tờ Thanh Niên năm 2004 để giới thiệu “đệ nhất danh kèn” Huỳnh Hoa (1935 – 2008).

Nghệ sĩ kèn saxophone Huỳnh Hoa: “Một cây kèn, một đời người”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2004-07-19)

Nghệ dỹ Tòng Sơn (trái) và Huỳnh Hoa (phải). Ảnh: cand.com.vn

Hằng đêm, nếu bạn có dịp ghé vào sân khấu ca nhạc Trống Đồng (góc đường Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Du, Q.1, TP Hồ Chí Minh) bạn sẽ được nghe tiếng kèn saxo “thần sầu” của một “lão nghệ sĩ” đã hơn 70 tuổi. Ở vào lớp tuổi “gió heo may đã về” mà tiếng kèn của ông vẫn còn đầy mê hoặc thì chắc chắn ở vào thời điểm sung sức nhất, “hoàng kim” nhất của lão nghệ sĩ này hẳn có rất nhiều điều thú vị. Nào, chúng ta hãy cùng “ngược thời gian” với “đệ nhất danh kèn”: Huỳnh Hoa.